Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng các biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Thứ sáu - 15/09/2017 00:24
Vụ hè thu 2017, Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên - Huế triển khai mô hình “Ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch” với quy mô 20ha.

Mô hình được bố trí tại các HTX Vinh Thái, Phú Thanh 2, huyện Phú Vang; HTX Siêu Quần, huyện Phong Điền; HTX Phù Nam, thị xã Hương Thủy trên các diện tích lúa khó khăn trong việc xử lý rơm rạ, nhiễm chua phèn.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp, các mô hình còn sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Trichodesma CNX để xử lý rơm rạ. Kết quả bước đầu được đánh giá tại các hội nghị đầu bờ cho thấy:

- Ruộng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Trichodesma CNX rơm rạ hoai mục, phân hủy nhanh hơn. Tỉ lệ lúa chết do nghẹt rễ sinh lý lúa mới gieo được hạn chế, do vậy giảm công dặm tỉa. Đặc biệt, chân đất chua phèn mặt nước ruộng trong hơn, ít xuất hiện váng đỏ. Diện tích không được xử lý sau 8 - 10 ngày, thân rơm, rạ hầu như còn nguyên, vẫn còn độ dai, nền ruộng cứng, mặt nước đỏ do phèn, bùn có mùi hôi do khí H2S, SO2… gây ra.

- Trong quá trình sinh trưởng bộ rễ cây lúa trên ruộng có xử lý chế phẩm phát triển mạnh hơn, bám sâu vào đất giúp tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng, do vậy cây lúa có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt ngay từ đầu và cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng 2 - 3 tạ/ha.

- Về khả năng chống chịu, lúa trong mô hình chống chịu bệnh tốt hơn so với ruộng ngoài mô hình, đặc biệt là bệnh nghẹt rễ sinh lý lúc lúa mới gieo, vàng lá chín sớm lúc lúa gần thu hoạch.

Về hiệu quả kinh tế, nhờ giảm chi phí thu gom rơm sau mỗi vụ thu hoạch, giảm công dặm tỉa và năng suất tăng nên thu nhập, lợi nhuận thu được cao hơn ruộng đối chứng khoảng 2 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, việc xử lý rơm rạ còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội như hạn chế việc đốt rơm rạ tràn lan, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính… Việc xử lý rơm rạ trực tiếp ngoài đồng ruộng sẽ tạo ra một nguồn phân hữu cơ thay thế nguồn phân chuồng bị thiếu hụt cung cấp cho cây trồng, góp phần cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.

 Theo Nguyễn Bình/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập618
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại795,206
  • Tổng lượt truy cập93,172,870
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây