Học tập đạo đức HCM

‘Số hóa’ quản lý chăn nuôi

Thứ năm - 15/04/2021 09:00
Tỉnh Bình Định đang triển khai quản lý chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc… trong chăn nuôi bằng công nghệ 4.0.

Xây dựng trung tâm mua bán động vật tập trung

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, thời gian qua, hình thức qua chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng giảm, thay vào đó là phát triển chăn nuôi tập trung.

Với nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại, những năm qua Bình Định đã phát triển được 74 trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao.

Trong đó, có một doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ là Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước); 59 trang trại, cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP), an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; 14 doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, Bình Định còn chú trọng thu hút đầu tư các dự án chế biến gia súc, gia cầm nhằm nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

Trang trại heo giống quy mô 450.000 con/năm của THACO Group đầu tư tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trang trại heo giống quy mô 450.000 con/năm của THACO Group đầu tư tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong năm 2021, Sở NN-PTNT Bình Định tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia súc, gia cầm; triển khai quy hoạch khu chăn nuôi công nghệ cao Nhơn Tân tại xã Nhơn Tân (Thị xã An Nhơn) và tiếp tục xây dựng vùng chăn nuôi heo an toàn tại huyện Hoài Ân.

Bên cạnh đó, ngành chức năng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ chăn nuôi, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, khép kín, áp dụng công nghệ cao.

Cũng theo ông Đoàn Văn Hùng, tại huyện Hoài Ân, địa phương được mệnh danh là “vựa heo lớn nhất miền Trung”, ngoài xây dựng vùng chăn nuôi heo an toàn, huyện này còn đầu tư xây dựng trung tâm mua bán động vật tập trung để quản lý cả đầu vào lẫn đầu ra của gia súc.

Hiện khu trung tâm mua bán động vật tập trung ở đây đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng với diện tích 2,5 ha tại thôn An Hậu (xã Ân Phong), xây dựng 1 số hạng mục cơ sở hạ tầng như tường rào cổng ngõ, hệ thống chiếu sáng, đường giao thông…

Theo anh Võ Duy Tín, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, UBND tỉnh Bình Định đã chứng nhận nhà đầu tư dự án, mọi hồ sơ thủ tục đã hoàn thành cơ bản, dự án này có tổng kinh phí dự kiến khoảng 25 tỷ đồng.

Hiện ở Bình Định đã có 800 cơ sở chăn nuôi được chọn triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hiện ở Bình Định đã có 800 cơ sở chăn nuôi được chọn triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hoài Ân không chỉ là địa phương có phong trào chăn nuôi heo mạnh nhất tỉnh Bình Định, mà với tổng đàn heo luôn ổn định từ 300.000-400.000 con, Hoài Ân còn được mệnh danh là vựa heo lớn nhất miền Trung.

Trung tâm mua bán động vật tập trung được xây dựng với mục đích vừa quản lý được số lượng heo xuất, nhập trên địa bàn, mà qua đó còn kiểm soát được dịch bệnh. Đặc biệt, lượng heo xuất bán khỏi địa phương trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn buộc phải đi qua trung tâm mua bán động vật tập trung để được ngành chức năng xử lý về thú y, phân loại, đóng dấu.

Đây cũng là cách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm làm tăng giá trị sản phẩm để tiến tới xây dựng thương hiệu heo Hoài Ân.

“Số hóa” việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh 

Đầu năm nay, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Văn bản số 175/UBND-TH ngày 11/1/2021 chỉ đạo Cục Thống kê, Sở NN-PTNT, Sở Tài chính và Sở Công thương phối hợp thực hiện triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Đầu tháng 3/2021, để thực hiện việc khai báo và quản lý phần mềm có hiệu quả, Cục Thống kê Bình Định đã phối hợp với Sở NN-PTNT xây dựng kế hoạch phân công công việc thực hiện phần mềm quản lý đàn vật nuôi và thông tin chống dịch cụ thể.

Theo đó, ngành chức năng sẽ tuyên truyền cho người chăn nuôi hiểu ý nghĩa, quyền lợi, trách nhiệm trong việc tham gia chương trình quản lý đàn chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi.

Người chăn nuôi cũng sẽ nắm bắt cách thao tác ứng dụng trên điện thoại thông minh để báo cáo tình hình đàn vật nuôi, dịch bệnh và việc tiêu thụ, vận chuyển; thực việc chủ động, tự giác trong việc báo cáo số liệu chăn nuôi, dịch bệnh…

Bình Định sẽ từng bước 'số hóa' công tác quản lí chăn nuôi trên địa bàn. Ảnh: Vũ Đình Thung

Bình Định sẽ từng bước “số hóa” công tác quản lí chăn nuôi trên địa bàn. Ảnh: Vũ Đình Thung

Từ phần mềm nói trên, các cơ quan chức năng sẽ quản lý được tổng đàn vật nuôi thường xuyên trên địa bàn; có thông tin nhanh, chính xác về đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; quản lý thông tin thống kê; nắm bắt được tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có những giải pháp kịp thời phòng, chống dịch bệnh.

Phần mềm cũng sẽ giúp quản lý việc áp dụng an toàn sinh học, tiêm phòng, thức ăn tại cơ sở chăn nuôi; giúp ngành chức năng quản lý về tình hình tiêm phòng, theo dõi được trang trại bị lây nhiễm dịch bệnh, việc xử lý tiêu hủy gia súc, gia cầm và việc hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh…

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, ngành nông nghiệp Bình Định đang giao cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Công ty TNHH Chế tạo máy và Dịch vụ công nghệ cao Te-Food tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đàn vật nuôi và thông tin chống dịch khẩn cấp cho cán bộ quản lý và các hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn.

Người chăn nuôi sẽ được cung cấp miễn phí phần mềm trên điện thoại thông minh kết nối Internet, sau khi hoàn tất khai báo thông tin, hệ thống sẽ cung cấp mã quản lý, sử dụng.

Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định cho biết: Hiện đã có 800 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định được chọn để triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain trong năm 2021. Trong đó, huyện Hoài Ân có 450 cơ sở, Thị xã An Nhơn có 100 cơ sở, huyện Phù Cát có 100 cơ sở, Thị xã Hoài Nhơn có 80 cơ sở và huyện Phù Cát có 70 cơ sở.

Te-Food là phần mềm quản lý từ trang trại đến bàn ăn. Theo đó, phần mềm sẽ quản lý số lượng đàn đối với heo thịt, heo nái, heo con. Về quản lý dịch bệnh, đối với heo bị bệnh, người chăn nuôi sẽ báo cáo, qua đó áp dụng quy trình xử lý từ sát trùng chuồng trại, sử dụng vacxin.

Te-Food cũng giúp quản lý truy xuất chuỗi cung ứng thịt heo ra đến thị trường; đặc biệt hỗ trợ kết nối các kênh tiêu thụ và xây dựng thương hiệu; giúp cơ quan quản lý nắm được số lượng đàn, cập nhật chính xác số liệu chăn nuôi; hỗ trợ nhận biết và kiểm soát dịch bệnh; kiểm soát từ khâu vận chuyển, thức ăn, giết mổ, tiêu thụ…

Theo Vũ Đình Thung/cucchannuoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại795,884
  • Tổng lượt truy cập91,969,613
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây