Học tập đạo đức HCM

Làm gì để cá tra bớt khó?

Thứ tư - 24/07/2013 23:20
Doanh nghiệp và người nuôi cá tra Việt Nam đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo phá sản, treo ao... bám riết họ từng ngày. Nhiều giải pháp đã được đề xuất, song thực hiện không dễ chút nào.

Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Cần làm tốt quy hoạch

Nhà nước cần hoạch định chính sách quy hoạch phù hợp từ khâu nuôi trồng đến thu mua, chế biến và xuất khẩu. Nghĩa là cần phải hoạch định cụ thể, sản xuất sản lượng bao nhiêu là vừa đủ, bao nhiêu nhà máy được phép chế biến, xuất khẩu và cần xác định rõ thị trường xuất khẩu. Khi vấn đề quy hoạch này còn chưa được giải quyết thì tình trạng bấp bênh giá cả đầu vào lẫn đầu ra vẫn còn tiếp diễn. Không nên hô hào vị trí nhất nhì về xuất khẩu cá tra như hiện nay, mà vấn đề là phải làm thế nào để đạt được sự nhất quán, thống nhất và tạo ra lợi nhuận cao cho người nuôi cá tra Việt Nam.

Ông Lê Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA): Nên sắp xếp lại doanh nghiệp xuất khẩu

Thị trường cá tra hiện quá xấu nên khôi phục không dễ. Giá cá tra ở ĐBSCL đang rớt đáy, loại 1 chỉ còn 18.500 - 19.000 đồng/kg; loại 2 chỉ 18.000 - 18.200 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg so với tháng trước. Hiện, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL khoảng 6.000 ha, với tổng sản lượng 1 - 1,2 triệu tấn (chiếm khoảng 95% sản lượng cả nước). Để củng cố thị trường, trước hết các doanh nghiệp trong nước cần liên kết ở các khâu, từ con giống đến xuất khẩu, cần phải tuân theo một “nhạc trưởng”, bởi doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định giá cá nguyên liệu tăng hay giảm. Thứ hai là cần phải sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu, vì hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu quá thừa, một số doanh nghiệp làm ăn không lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín cá tra Việt Nam. Điều này chỉ làm được khi có sự can thiệp của Chính phủ. Ngoài ra, sắp tới, cá tra Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh từ một số nước khác, như Phillipines, Malaysia. Và nếu không có biện pháp chế tài đủ mạnh ngay từ bây giờ thì cá tra Việt Nam sẽ mất thế độc quyền trên thị trường thế giới.

 

Doanh nghiệp, người nuôi cá tra đứng trước nỗi lo phá sản, treo ao - Ảnh: Ngọc Trinh

Ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX Thới An (Cần Thơ): Phải giải quyết vấn đề từ gốc

Cá tra Việt Nam đang trong thế bị động, giá cả bấp bênh khiến người nuôi lo ngại, không dám mạnh dạn đầu tư; diện tích nuôi liên tục giảm. Muốn khôi phục ngành cá tra, trước tiên chúng ta cần nhìn lại vấn đề từ gốc. Cả đầu vào lẫn đầu ra của cá tra Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào thị trường nước ngoài. Đầu vào là nguồn thức ăn thì nguyên liệu sản xuất như đậu nành, ngô... phải nhập khẩu, trong khi Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp. Đầu ra cho cá thành phẩm cũng phụ thuộc thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, các bộ, ngành cần giúp nông dân tăng cường sản xuất hàng nông nghiệp, nhất là đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn thủy sản nói chung, cá tra nói riêng. Về đầu ra, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chú trọng chất lượng cá tra, sạch từ con giống đến bàn ăn; từ đó tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thế giới. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tiêu thụ cá nguyên liệu trong nước mạnh; theo đó, giá sẽ được đẩy lên, kích thích nông dân đầu tư mạnh vào khâu nuôi.

 

Ông Nguyễn Văn Tạch - Nông dân nuôi cá tra ở Châu Phú (An Giang): Tăng hiệu lực hợp đồng giữa doanh nghiệp và người nuôi

Năm nào con cá tra cũng phải đối diện nhiều khó khăn, nhất là giá lên xuống thất thường. Nhưng năm nay có lẽ vất vả nhất đối với người nuôi như chúng tôi, khi giá cá nguyên liệu hiện chỉ còn 18.000 - 18.500 đồng/kg, có khi còn xuống 17.700 đồng/kg. Chúng tôi chỉ hy vọng giá đầu vào đầu ra ổn định; Nhà nước có chính sách hỗ trợ để vốn vay đến được tận tay nông dân, chứ như hiện nay thì rất khó tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, lâu nay doanh nghiệp khi mua cá của dân vẫn ký hợp đồng nhưng rất ít khi thanh toán đúng thời hạn như đã cam kết. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp để tăng hiệu lực hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và người nuôi.

Hoàng Vũ - Hồng Thắm (thực hiện) 
http://thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay47,625
  • Tháng hiện tại822,903
  • Tổng lượt truy cập91,996,632
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây