Học tập đạo đức HCM

Nghĩ về chuyện nông dân học nghề

Chủ nhật - 21/07/2013 09:23
Công cuộc đô thị hóa đang ảnh hưởng mọi mặt đến nông thôn. Hàng chục triệu nông dân bỗng chốc thấy mình nghèo hơn thiên hạ, đặc biệt là so với dân thành phố.

 

Thì có đâu xa, thằng cu nhà mình mới rời làng mấy tháng vừa về quê ăn giỗ đã diện áo phông quần bò, điện thoại màn hình cảm ứng lướt nhoay nhoáy trước những đôi mắt thèm thuồng của trai gái trong làng...
Nông dân sốt ruột muốn đổi đời là lẽ đương nhiên. Tâm lý nôn nóng được bằng chị bằng em, rồi đâm chán cảnh chân lấm tay bùn, chán luôn cả ruộng vườn vì làm nhiều mà thu nhập ít. Bên cạnh đó, nhiều nơi nông dân mất đất cho dự án mọc lên như nấm.
Một lớp dạy nghề trồng nấm rơmMột loạt nông dân, kể cả thanh niên độ tuổi vào đời bị thất nghiệp, không muốn chấp nhận cảnh nghèo vốn dĩ đã an bài nhiều đời nay. Nông dân một số “bị” đô thị hóa, số khác muốn “được” đô thị hóa thành một phong trào làm nông thôn bất yên.
Nhưng muốn làm giàu, thậm chí kiếm đủ ăn nơi “kẻ chợ” đâu có dễ. Phải có một nghề trong tay, mà cái tay nghề ấy phải giỏi giang mới mong thành đạt. Thanh niên nông thôn không thi thố được nghề nông ở thành phố đã đành. Nhưng không dễ làm quen với cuộc sống công nghiệp hay nghề buôn bán vốn xa lạ với những người thật như đếm, chân chỉ hạt bột, không biết nói dối và lừa lọc.
Muốn học nghề thành công, thanh niên nông thôn phải lột xác, phải có “tâm hồn công nghiệp” để nắm được kỹ năng công nghiệp cũng như cuộc sống đô thị. Dạy nghề là do nhu cầu của nhà nước và xã hội, nhưng không phải nơi nào cũng biết cách dạy nghề nên thất bại nhiều hơn thành công. Từ một chàng trai chỉ biết chăn trâu và chẻ lạt gói bánh chưng bánh tét, không dễ gì thích nghi được với cái kìm, cái búa... 
Cho nên điều quan trọng bậc nhất trong việc dạy nghề cho nông dân là phải chọn lọc được những người có khả năng làm nghề. Có những người yêu nghề nông, muốn làm nghề nông và chỉ có thể làm nghề nông. Đưa họ sang nghề khác, họ kiếm ra miếng ăn cho mình cũng đã khó. “Quý hồ tinh”, chạy theo con số để tiêu tiền, à uôm trong dạy nghề là thất bại cầm chắc. 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay22,967
  • Tháng hiện tại201,534
  • Tổng lượt truy cập90,264,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây