Học tập đạo đức HCM

Bí quyết làm giàu 'nông dân hóa triệu phú' nhờ nuôi trâu thương phẩm

Thứ hai - 06/02/2017 08:44
Không ít hộ gia đình đã thoát nghèo, thậm chí "nông dân hóa triệu phú" - làm giàu từ nuôi trâu thương phẩm.

Từ xa xưa, con trâu đã gắn bó mật thiết với nền nông nghiệp, với người nông dân, được coi là yếu tố tiên quyết tạo nên giàu có cho mỗi gia đình. Không chỉ phục vụ cho việc cày, bừa đất đai canh tác, từ khi nhu cầu tiêu thụ thịt trâu của thị trường tăng lên, nhiều hộ dân đã bắt đầu nhân rộng đàn trâu của gia đình mình để phát triển kinh tế. "Con trâu là đầu cơ nghiệp" - cho đến hiện nay không ít hộ gia đình đã thoát nghèo, thậm chí "nông dân hóa triệu phú" nhờ làm giàu từ nuôi trâu thương phẩm.

Đài TH Quảng Ninh đưa tin, gia đình ông Ngô Viết Sinh ở thôn Vòng Tre, năm 2016 đàn trâu của nhà ông có 50 con lớn nhỏ các loại. Mỗi năm trâu sinh sản ra khoảng trên 30 con. Ông Sinhchia sẻ: "Gia đình ông nuôi trâu đã hơn 20 năm. Nhờ nguồn thu nhập từ bán trâu mỗi năm mà ông có điều kiện kinh tế để trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học thành đạt".

Theo các hộ dân chăn nuôi trâu ở xã Bình Dân huyện Vân Đồn, bình quân mỗi năm trâu sinh sản được 1 con. Giá bán 1 con trâu giao động từ 15 – 40 triệu tùy theo từng lứa tuổi và chất lượng. Nhiều hộ chăn nuôi với số lượng lớn thì cũng thu về từ 100 – 200 triệu đồng mỗi năm.

Theo báo Bắc Ninh, gia đình ông Nguyễn Văn Định (ngụ tại thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) trước đây từng là hộ chăn nuôi lợn có tiếng của xã Thái Bảo, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn và thu nhập bấp bênh do dịch bệnh nên đã chuyển sang nuôi trâu thương phẩm đem lại thu nhập ổn định 100 triệu mỗi năm cho gia đình. Học tập kinh nghiệm của gia đình ông nhiều hộ dân cũng đầu tư nuôi trâu thương phẩm.

Năm 2014, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Bắc Ninh đã lên tới 4.200 con tăng 155 con so với năm 2012.

Kinh nghiệm rút ra từ nhiều năm làm nghề nuôi trâu thương phẩm ông Nguyễn Văn Định: Khi mua trâu nên mua trâu ở các vùng núi phía Bắc, tránh mua trâu ở miền Trung hoặc miền Nam vì trâu phía Bắc chịu rét tốt hơn. Khi mua trâu về bắt buộc phải tiêm phòng các loại bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng và tẩy giun sán cho đàn trâu. Đối với chuồng trại cần làm cao ráo, thoáng mát về mùa hè, mùa đông cần che kín giữ ấm cho đàn trâu, nền chuồng nên lát gạch để dễ vệ sinh và thực hiện phun hoá chất khử trùng theo định kỳ.

Thời điểm trâu lớn nhanh là vào tháng 5 đến tháng 6, khi đó tranh thủ thời gian chuyển vụ giữa vụ lúa xuân và vụ mùa, thả trâu cả đêm ngoài đồng để trâu ăn các mầm lúa non mà người dân quen gọi là “trau lúa”. Tuy nhiên đến mùa đông, trâu thường chịu rét kém nên cần phải chăm sóc tốt, bảo đảm đủ cỏ tươi, giữ ấm cho đàn trâu và tuỳ thời tiết mà chăn thả cho phù hợp.

Trao đổi thêm về kinh nghiệm chăm sóc đàn trâu trong mùa đông, ông Nguyễn Văn Định cho biết: Không nên chăn thả lẫn với các đàn trâu khác, những ngày rét phải pha nước muối ấm cho trâu uống và thả muộn, khi trời đã tan giá và đưa trâu về sớm hơn thường ngày, như vậy vừa tạo điều kiện để trâu, bò có thời gian vận động, thích nghi dần với thời tiết và tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, dành thức ăn chuẩn bị sẵn cho các đợt rét khác.

Cũng tại Bắc Ninh, gia đình anh Nguyễn Quang Lơ ở khu chuyển đổi thôn Lũng Giang, trước đây chỉ nuôi 1 đến 2 con chăn thả tranh thủ lúc rảnh rỗi, nhưng rồi thấy nuôi nhốt, cho ăn thêm bã đậu hiệu quả cao hơn, nên 5 năm nay anh đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi tập trung. Mỗi năm gia đình anh nuôi trung bình 4 lứa, mỗi lứa 20 con. Trâu lúc mua về có giá 19 triệu đồng/con, sau 2 - 3 tháng nuôi cho xuất chuồng, trung bình một con trâu bán được 30 triệu đồng, cá biệt có con bán được 40 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thức ăn tiền bã đậu, cám ngô, cám tổng hợp, mỗi con anh có thể thu lãi được 4 triệu đồng.

Anh Lơ cho biết: “Nuôi trâu vốn đầu tư lớn nhưng ít rủi ro, trâu ít bị bệnh, khi mua về chỉ phải tiêm phòng đủ các loại vắc xin, nuôi trâu lãi cao hơn nhiều vật nuôi khác, tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp…. Nuôi nhốt như hiện nay, chỉ cần 1 người vẫn chăm sóc được 20 con trâu mà vẫn còn thời gian làm việc khác. Chính vì vậy, tôi đã thôi không đi buôn bán ở tỉnh ngoài nữa mà về quê nuôi trâu”, cổng thông tin Bộ NN&PTNT thông tin.

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt làm giàu cho nông dân (Theo Nguoichannuoi.com)

Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chỉ số trao đổi chất của trâu, người ta xác định tuổi giết thịt hợp lý của trâu trong khoảng 2 năm tuổi. Trước khi giết thịt cần một thời gian ngắn vỗ béo nhằm tăng số lượng và chất lượng thịt. Thời gian nuôi sữa và giai đoạn tơ lỡ 7 – 18 tháng. Đối với nghé đực thì có thể thiến lúc 1 năm tuổi để bớt tiêu hao cho hoạt động sinh dục và tạo điều kiện cho nghé tích lũy sớm thịt mỡ.

Trong điều kiện chăn thả, nếu nghé và trâu tơ lỡ kém phát triển thì cần bổ sung cỏ khô, thức ăn thô xanh,tại chuồng. Cũng có thể phải bổ sung 0,5 – 1 kg thức ăn tinh, tùy theo năng suất và chất lượng cỏ trên bãi chăn.

Trong mô hình chăn nuôi trâu, để tăng năng suất và chất lượng thịt trâu, cần tiến hành vỗ béo trâu, vỗ béo trâu ở lứa tuổi còn non chẳng những giúp chất lượng và độ mềm của thịt tốt mà hiệu suất vỗ béo cũng cao hơn cho tỷ lệ thịt xẻ cao. Bởi, trâu non có tốc độ lớn nhanh và với bộ răng chắc khỏe nên khả năng tiêu hóa và đồng hóa thức ăn tốt hơn, khả năng tích lũy cũng cao hơn. Có thể bắt đầu đưa vào vỗ béo từ khi trâu 24 tháng tuổi, ở độ tuổi này trâu non có tốc độ lớn nhanh, bộ răng chắc khỏe nên khả năng tiêu hóa và đồng hóa thức ăn tốt hơn, khả năng tích luỹ cũng cao hơn.

Đối với các tỉnh phía Bắc, tốt nhất là vỗ béo trâu vào mùa thu, vì lúc này lượng cỏ tươi phong phú, đồng thời, thời tiết cũng mát mẻ. Còn đối với các tỉnh phía Nam, có thể vỗ béo trâu quanh năm, nhưng vỗ béo vào từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa, là kinh tế nhất. Thời gian vỗ béo thường là 3 tháng.

Trong điều kiện chăn nuôi gia đình, có hai phương thức vỗ béo thích hợp là:

Chăn thả: chăn thả trâu trên bãi chăn 8 - 10 giờ mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công thu cắt và vận chuyển về chuồng. Ban đêm, bổ sung thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tương đối khá, bảo đảm cho trâu mỗi ngày thu lượm được 20 - 25 kg cỏ.

Bán chăn thả: Áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (như vùng đồng bằng, vùng ven đô, khu công nghiệp). Trâu chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn. Phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó phải lưu ý đến thức ăn tinh.

Theo Hoàng Linh/vietq.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại854,140
  • Tổng lượt truy cập93,231,804
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây