Học tập đạo đức HCM

Chuyện về những cụ già nuôi dê thu tiền tỉ ở xóm nghèo xứ Nghệ

Thứ hai - 24/07/2017 23:29
Xóm Yên Hồng xã Thanh Yên (Thanh Chương) có nhiều cụ già vẫn cùng con cháu làm giàu nhờ chăn nuôi dê. Hiện cả xóm có trên 500 con dê cho doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm.

Cụ bà Nguyễn Thị Khát (80 tuổi) hàng ngày vẫn chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh Trần Đình Hà

Năm nay đã hơn 80 tuổi nhưng hàng ngày bà Nguyễn Thị Khát ở xóm Yên Hồng, xã Thanh Yên, Thanh Chương vẫn chăm sóc đàn dê trên 20 con.

Bà Khát cho biết đã từng nuôi nhiều loại con vật nhưng dê là loài dễ nuôi và cho thu nhật cao nhất, chỉ mất ít vốn ban đầu khi mua dê giống. Nuôi dê rất dễ, người già như tôi cũng nuôi được vì dê rất phàm ăn từ cỏ các loại lá đến ngô lúa. Giá lại ổn định, hiện tại bình quân mỗi yến thu được trên 1 triệu đồng. Sau 5 tháng, mỗi con dê thu vài ba triệu”.

 Hiện tất cả các xóm đều có người nuôi dê, toàn xã có trên 2.000 con. Trong bối cảnh giá thịt lợn và trâu bò giảm mạnh thì dê vẫn là loại đặc sản giữ được giá. Dê thực sự là vật nuôi xóa đói giảm nghèo, giúp nhiều hộ vươn lên khá giả, chúng tôi sẽ khuyến khích người dân nuôi nhiều hơn nữa.
Ông Lê Hồng Long - Chủ tịch UBND xã Thanh Yên

Cũng như bà Khát, ông Bùi Văn Ngọ - một cựu chiến binh ngoài 70 tuổi có đàn dê nhiều nhất xóm. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 30 con, có thời điểm trên 50 con.

“Nuôi dê cần siêng năng chứ không tốn nhiều vốn. Muốn dê mau lớn đỡ bệnh tật thỉnh thoảng cho ăn một ít ngô lúa. Dê được bán tại chuồng chứ không phải đi chợ. Nhờ nuôi dê thành công mà tôi đã tiết kiệm xây dựng được nhà cao tầng trị giá gần 1 tỉ đồng”, ông Ngọ tự hào cho biết.

Theo ông Bùi Kim Nam - Trưởng xóm cho biết: Yên Hồng là xóm nhỏ có trên 100 hộ dân nhưng ở sát bãi Sông Lam nên có diện tích đồng cỏ lớn. Từ khi có phong trào nuôi dê ngoài đồng cỏ tự nhiên bà con đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cỏ voi nuôi dê.

“Dê là con vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn đa dạng, ngoài ăn cỏ xanh, chúng còn ăn nhiều loại lá cây khác như xoan, mít, chuối, sung là những loại cây rất sẵn ở địa phương nên rất thuận lợi. Từ một số hộ dân nuôi dê ban đầu theo chương trình hỗ trợ con giống của Hội CCB, đến nay, cả xóm đã có trên 80% hộ nuôi dê với tổng trên 500 con, bình quân mỗi hộ 5 con, nhiều hộ có từ 20 - 40 con, có thời điểm trên 50 con. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân, mỗi năm cả xóm thu thêm được vài tỉ đồng”- ông Nam chia sẻ.

Thương lái thu mua dê ngay tại gia đình nên không lo đầu ra. Ảnh: Trần Đình Hà

Cũng theo ông Nam, trước đây, bà con chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh nên phong trào chăn nuôi dê trên địa bàn chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự trở thành ngành sản xuất chính tạo ra sản phẩm hàng hoá.

Những năm gần đây, khi huyện huyện xác định việc phát triển chăn nuôi dê là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để giảm nghèo ở địa phương và giao cho tổ chức Hội CCB triển khai thực hiện nên bên cạnh việc giúp nguồn vốn, huyện đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thú y và bà con cách phòng bệnh nên đàn dê đã phát triển nhanh hơn.

Phong trào nuôi dê từ xóm Yên Hồng đã phát triển ra toàn xã mở ra nhiều cơ hội để người dân nâng cao thu nhập và làm giàu.

Theo Trần Đình Hà (Baonghean)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại970,806
  • Tổng lượt truy cập93,348,470
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây