Học tập đạo đức HCM

GFS đón đầu nông nghiệp

Chủ nhật - 18/03/2018 12:03
Trong xu hướng các tập đoàn lớn đang tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, GFS cũng đang vạch ra cho mình một con đường riêng mà mục tiêu là “đi tắt đón đầu” trong nông nghiệp, dựa trên cơ sở đầu tư tối đa cho khoa học công nghệ.

Báo DĐDN đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thành Công, Chủ tịch tập đoàn GFS về mục tiêu và cách thức đi tắt đón đầu này.

Cụ thể hóa mối quan hệ 4 nhà

Trong buổi gặp gỡ, chúc tết các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ diễn ra vào đầu tháng 2 tại Văn Phòng Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông có nói sự hiện diện của ông là kết quả của việc cụ thể hóa liên kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này, thưa ông?

Tôi rất hạnh phúc khi được tham dự cuộc gặp đó. Có lẽ tôi là doanh nhân duy nhất và là người có học vị thấp nhất (Cử nhân) tại cuộc gặp. Nhưng trên thực tế, sự hiện diện của tôi tại cuộc gặp trên là kết quả của một quá trình hợp tác chặt chẽ giữa Nhà khoa học và Doanh nghiệp. Sự hợp tác đó đã cụ thể hóa liên kết 2/4 nhà, không còn chung chung, mơ hồ mà đi thẳng vào mối quan hệ giữa các nhà trong 4 nhà dựa trên các vấn đề như Quyền và nghĩa vụ, cơ chế, chế tài rõ ràng để đảm bảo hợp tác có năng suất cao, để các thành phần đều được cháy hết năng lượng vốn có cho cá nhân, cho doanh nghiệp, cho cộng đồng, cho đất nước.

Cụ thể hơn, Tập đoàn GFS mà tôi đang giữ cương vị Chủ tịch HĐQT đã cùng các nhà khoa học, các Giáo sư, Tiến sĩ thành lập Viện Công nghệ GFS - một trong 12 đơn vị thành viên của Tập đoàn GFS và được quản lý chuyên môn bởi Liên Hiệp các Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Dù chỉ là Cử nhân, nhưng được sự tín nhiệm, hiện tôi được đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản lý của Viện này và là Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu – Hương liệu – Mỹ phẩm Việt Nam, Ủy viên Hội đồng bảo trợ Quỹ VIFOTEC. 
Tôi vinh dự được tham dự cuộc gặp này trên cơ sở là Chủ tịch HĐQT của Viện Công nghệ GFS.

- Nhiều người cứ nói là liên kết 4 nhà, nói từ rất lâu rồi, nhưng đa phần nói một cách chung chung, ít có thành công trên thực tế, thưa ông?

Với GFS, tôi khẳng định là có sự khác biệt với tình hình chung. Điều này được thể hiện ngay ở việc viện công nghệ GFS nằm trong Tập đoàn GFS và cùng thực hiện sứ mệnh phát triển. Khoa học và doanh nghiệp tuy là 2, nhưng cũng chính là 1, có sự gắn kết bền chặt, thúc đẩy sự phát triển chung.

Tuy còn khá non trẻ, nhưng Viện Công nghệ GFS đã quy tụ được đội ngũ các chuyên gia, giáo sư, tiền sĩ đầu ngành về công nghệ ứng dụng trong và ngoài nước. Hiện viện đang triển khai hàng loạt các đề tài ứng dụng, chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, việc thành lập Viện Công nghệ GFS nêu trên cũng là một mô hình tích cực cụ thể hóa quan hệ trong 4 nhà và có thể nhân rộng.

- Một trong những mục tiêu của tập đoàn GFS là trong 5 năm tới, Viện Công nghệ GFS có nhiệm vụ thúc đẩy mục tiêu tới 70% giá trị gia tăng của Tập đoàn GFS là do yếu tố khoa học, công nghệ đem lại. Vậy ông có thể nói rõ hơn tình hình hoạt động của Tập đoàn hiện nay – cơ sở quan trọng để biến Doanh nghiệp và Viện thành 1?

Trong những năm qua, bất động sản là hoạt động kinh doanh chính của GFS với những sản phẩm luôn được khách hàng đánh giá cao, tạo uy tín lớn trên thị trường như dự án Fivestar Mỹ Đình, Fivestar Kim Giang... Những dự án này đã thực sự không chỉ là nơi để ở, mà chúng tôi mang đến cho khách hàng một chốn đi về ấm áp, đẳng cấp với không gian sống lý tưởng, và sắp tới những dự án Five Star West Lake, Five Star Trường Chinh, Five Star Residence… sẽ ra mắt với mục tiêu như vậy.

  Tập đoàn GFS đặt mục tiêu 5 năm tới cơ cấu doanh thu từ Tập đoàn sẽ được điều chỉnh là 70% từ công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; 30% từ bất động sản và các hoạt động khác.

Trên cơ sở đó, Tập đoàn GFS liên tục kinh doanh có lãi, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, nộp ngân sách hơn 1.500 tỷ đồng. Nhưng điều mà tôi muốn nhấn mạnh là lợi nhuận tích lũy được của Tập đoàn GFS sẽ trở thành “lương khô”, thành năng lượng cho toàn bộ Tập đoàn đi sâu vào khoa học công nghệ, mà cụ thể là trong 5 năm tới, Viện Công nghệ GFS có nhiệm vụ thúc đẩy mục tiêu tới 70% giá trị gia tăng của Tập đoàn GFS là do yếu tố Khoa học, Công nghệ đem lại.

Hiện chúng tôi đang triển khai hàng loạt các đề tài ứng dụng, chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới. Không phải tự nhiên mà Viện công nghệ GFS được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tin tưởng giao thực hiện 02 đề tài cấp nhà nước là đề tài sản xuất phân bón hữu cơ Nano Bioplant Flora và sản xuất chế phẩm sinh học Lactor Power phục vụ trong chăn nuôi bò sữa.

Phát triển nông nghiệp không cần trợ giá

- Dù đã có rất nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp – được xem là một trong những thế mạnh của kinh tế Việt Nam, nhưng nhiều quan điểm cho rằng Nhà nước cần trợ giá cho nông nghiệp. Ông nghĩ sao về điều này?

Trợ giá, hỗ trợ là cần thiết, nhưng cách làm như thế nào mới là yếu tố quan trọng. Ví dụ như trợ giá bằng việc hỗ trợ trong đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng phải là ưu tiên hàng đầu.

Với riêng tập đoàn GFS, trong thời gian tới, chúng tôi quyết định dành 70% đầu tư khoa học cho nông nghiệp. Trong đó hầu hết chúng tôi tập trung cho nông nghiệp hữu cơ với các sản phẩm đặc sắc của Việt Nam gồm nhiều vùng miền, thổ nhưỡng và khí hậu bốn mùa, trong đó 70% chúng tôi dành cho phát triển dược liệu nhằm mục tiêu xuất khẩu. Việc trợ giá tùy thuộc nhiều yếu tố cụ thể, nhưng bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, chúng tôi tin rằng tất cả các lĩnh vực nông nghiệp không nhất thiết phải trợ giá mà vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là xét ở góc độ quan điểm của từng tập đoàn.

p/Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng thử nghiệm chế phẩm sinh học Lacto Power do Viện Công nghệ GFS thực hiện tại Thái Bình bước đầu khẳng định hiệu quả.

Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng thử nghiệm chế phẩm sinh học Lacto Power do Viện Công nghệ GFS thực hiện tại Thái Bình bước đầu khẳng định hiệu quả.

Với một sự chuẩn bị kỹ xuyên suốt chuỗi giá trị gia tăng của nông nghiệp, chúng tôi thấy công nghệ cao phủ kín toàn bộ các công đoạn từ: Gen, giống, làm sạch đất, cải tạo đất, phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, thương mại điện tử, truy suất nguồn gốc logistic, công nghệ nấu ăn, công nghệ chế biến và cao hơn là văn hóa cho mỗi sản phẩm.

Hiện chúng tôi đang phối hợp với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước (các Viện của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, các tổ chức khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp, của Đại học Quốc gia, của Viện Hàn lâm khoa học Nga, Ukraina, Nhật, Hàn Quốc, Isarel…) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đi tắt đón đầu. Đặc biệt, chúng tôi đang đi vào giai đoạn cuối hoàn thiện Công nghệ nuôi tôm 4.0 cho con tôm thẻ chân trắng nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Các nhà khoa học, các tổ chức khoa học khi hợp tác với Viện Công nghệ GFS được tạo điều kiện sáng tạo hết mình và được đãi ngộ tương xứng với kết quả sáng tạo đem lại. Chúng tôi luôn quan niệm: “Thiên thời không bằng địa lợi, Địa lợi không bằng nhân hòa”, cần giải quyết hài hòa quan hệ, cần cụ thể vai trò, vị trí, quyền và nghĩa vụ của 4 nhà trong phát triển nông nghiệp.

Vậy trong lĩnh vực nông nghiệp, GFS sẽ tập trung vào lĩnh vực cụ thể nào, thưa ông?

Michael Gerber đã từng nói “Những doanh nhân như chúng tôi nhìn đâu cũng thấy cơ hội trong khi nhiều người khác chỉ toàn thấy những khó khăn” và với tôi, ngoài việc nhìn thấy cơ hội chúng ta cần sự sẵn sàng. Và GFS đã sẵn sàng cho việc thực hiện khát vọng của mình để làm cuộc cách mạng trong nông nghiệp. 
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ban tặng hàng nghìn cây dược liệu quý hiếm đặc sắc cùng với khó tàng quý báu của nền đông y với hàng nghìn năm lịch sử mang lại tinh hoa và giá trị vô giá cho cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi đang khao khát giấc mơ biến Việt Nam thành Vườn Dược liệu của thế giới. Khát khao làm cho thế giới sẽ ngước nhìn ngưỡng mộ các sản phẩm hữu cơ đặc sắc của Việt Nam. Đó là điểm khác biệt của chúng tôi.

Trong xu thế phát triển việc nghiên cứu, phát triển và đưa vào sử dụng rộng rãi các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ vừa phát huy thế mạnh của đất nước vừa ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ nhằm phát triển kinh tế xã hội. Các sản phẩm không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chỉ của nông nghiệp hữu cơ như bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ… mà còn mang nét đặc sắc riêng của Việt Nam, không lẫn với bất kì sản phẩm của các quốc gia khác.

- Xin cảm ơn ông.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập460
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,857
  • Tổng lượt truy cập92,016,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây