Học tập đạo đức HCM

Khoai lang Nhật trên đồng đất ngoại thành

Chủ nhật - 29/03/2015 12:00
Vài năm trở lại đây, cùng với đà đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đất canh tác nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội bị thu hẹp đáng kể, nhường chỗ cho các dự án khác. Khi diện tích đất nông nghiệp chia theo đầu người giảm mạnh, chính quyền địa phương và nông dân phải đau đầu tìm hướng đi mới để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

 

Hiện nay, ngoài xu thế chung là trồng hoa, rau quả để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương cũng như cung cấp cho sức tiêu thụ lớn của các quận nội thành, không ít hộ dân ở ngoại thành Hà Nội đã tìm cho mình hướng đi mới, chọn những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao vượt trội so với cây lúa, khoai lang Nhật là một trong số đó.

Thực ra, khoai lang từ lâu đã là loại cây lương thực chủ đạo, nhưng các giống khoai lang nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội canh tác có năng suất không cao, hoặc năng suất tạm ổn thì chất lượng củ kém. Khoai lang Nhật Bản khắc phục được cả hai điểm yếu này và thực sự bám rễ trên đồng đất ngoại thành khi một số hộ dân đưa vào trồng thử nghiệm và đã mang lại thành công ngoài mong đợi.

Một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng khoai lang Nhật Bản phải kể tới ông Lê Văn Tâm ở xóm 2 Bắc, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Trước đây, việc canh tác không hiệu quả do gia đình chưa tìm được cơ cấu cây trồng phù hợp. Tình cờ trong lần đi thăm một người bạn lính cùng chiến trường xưa, hiện đang sinh sống tại Tây Nguyên, ông đã tìm được hướng đi cho mình.

Đó là vào năm 2009, khi vào thăm bạn, ông thấy gia đình bạn chỉ trồng khoai lang Nhật Bản mà trở nên khấm khá, có của ăn của để. Được sự hướng dẫn của bạn, ông về nhà, chuyển hơn 5 sào đang cấy lúa và các cây rau màu truyền thống sang trồng khoai lang Nhật. Khác với các giống khoai lang nội chỉ trồng vào vụ đông, khoai lang Nhật Bản trồng được 2 vụ/năm, với thời gian khoảng 4-5 tháng/vụ.

Để có vốn trồng hơn 5 sào khoai lang giống Nhật, ông Tân vay gần 10 triệu đồng của bạn mua dây giống tại Tây Nguyên, mua phân bón. Nguồn phân chuồng ủ ngấu, ông tự lo tích trữ từ cỏ, rơm rạ, mùn, bởi giống khoai lang Nhật cần nhiều phân chuồng để đất tơi xốp, có như vậy củ mới to, năng suất mới cao. Điều đặc biệt là, giống khoai lang Nhật chỉ ưa loại đất cao, ít nước nên  diện tích đất nhà ông khá thích hợp. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, ngay vụ đầu tiên của năm 2009, ông thu hoạch được gần 6 tấn khoai. Vì trong vùng chưa có ai trồng giống khoai này, chất lượng lại vượt trội so với giống khoai địa phương nên vừa thu hoạch xong, thương lái đã đến đăng ký mua toàn bộ. Với giá bán buôn 8.000 đồng/kg, tổng thu nhập đạt gần 50 triệu đồng, con số ngoài mong đợi của ông Tân, chưa kể số tiền bán dây giống, nguồn rau lang tận thu cũng được khoảng 10 triệu đồng. Sau khi trả hết nợ cho bạn, trừ chi phí, ông còn dư khoảng 50 triệu đồng.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2010, vợ chồng ông tiếp tục trồng 2 vụ khoai lang, có thu hơn 100 triệu đồng nhờ giá khoai tăng lên hơn 10.000 đồng/kg. Ngoài diện tích đất của gia đình, ông còn thuê gần 1 mẫu đất đồi trên huyện Sóc Sơn để trồng khoai lang, góp phần tạo việc làm cho 2 lao động với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng.

Từ hộ nghèo, đến nay gia đình ông Tân trở nên khấm khá nhờ trồng khoai lang Nhật Bản. Thế mới biết, cung cách thoát nghèo và làm giàu quả là có muôn hình muôn vẻ, chỉ cần có nghị lực, ý chí và biết chọn hướng đi hiệu quả.

Cũng khấm khá như ông Tâm, chị Nguyễn Thị Hải ở xã Đại Mạch, huyện Đông Anh dù mới “làm bạn” với giống khoai lang Nhật Bản được 3 năm trên diện tích đất canh tác 3 sào nhưng đã “vực” kinh tế gia đình lên một cách mạnh mẽ. Chị Hải cho hay, xưa nay, chị chỉ trồng rau, lúa, ngô,… trên diện tích đất ấy nên may lắm chỉ đủ ăn. Từ ngày trồng khoai lang Nhật Bản, gia đình chị có thu nhập ổn định.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong vài năm trở lại đây, ngoài Đông Anh, Gia Lâm, cây khoai lang Nhật Bản với nhiều ưu điểm vượt trội đã và đang được nông dân nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đưa vào trồng,  diện tích ngày càng mở rộng. Khoai lang Nhật vốn dễ trồng, thời gian cho thu hoạch không quá dài, giá bán ổn định nên nông dân lựa chọn cũng là điều dễ hiểu…

Việt Cường
Theo kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm312
  • Hôm nay36,500
  • Tháng hiện tại163,062
  • Tổng lượt truy cập85,070,098
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây