Học tập đạo đức HCM

Làm giàu giữa chốn rừng già

Thứ năm - 07/06/2018 19:03
Tại nơi vùng lõi của rừng quốc gia Xuân Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ), bà con người Dao bằng nghị lực của mình đã vươn lên. Là chủ tịch xã, Bàn Văn Lâm là hạt nhân khuyến khích gia đình, người dân vượt khó đi học, có kiến thức để vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, ông đang được coi là tỷ phú, tiếng không chỉ bó gọn trong xã mà còn vang xa đến nhiều miền của tỉnh Phú Thọ.
 

Làm giàu giữa chốn rừng già

Do ý thức vươn lên thoát nghèo nên nhiều gia đình ở Xuân Sơn đã xây được nhà kiên cố.

Vén mây vào rừng

Tròn chẵn 20 năm tôi mới có dịp leo dốc, cắm đèo vào rừng quốc gia Xuân Sơn để tìm gặp Bàn Văn Lâm. Ông Lâm hẹn đón tôi bên con Dốc Đỏ, khi gặp ông, cũng là lúc tôi ngỡ ngàng vì ông đang đứng cạnh chiếc xe con đến cả nửa tỉ đồng. Đoán định được những khó hiểu của tôi, ông Lâm chủ động: Về xã kể thêm. Dân Xuân Sơn, người Xuân Sơn giờ đã có nhiều thay đổi lắm.

Chiếc xe con được đưa vào sân, tôi đối diện với hai căn nhà sàn bề thế bằng gỗ, làm nơi lưu trú cho khách du lịch. Chăn ga hết sức sạch sẽ, lại có cả nhà vệ sinh khép kín nữa. Hóa ra, từ ngày Xuân Sơn được đưa vào làm khu Vườn rừng Quốc gia, nhà ông Lâm đã mở nghề du lịch. Đón đưa, phục vụ khách, một quy trình ăn uống, ngủ nghỉ, du lịch khép kín đã đem cho ông những nguồn thu xứng đáng.

Cơn mưa chiều như mặc định ở khu rừng quốc gia vào mùa này đã níu chân và cho tôi cũng như ông Lâm buổi chuyện trò đậm hơn. Bàn Văn Lâm sinh năm 1963. Cái thời người Dao mới tìm về khu lõi của rừng quốc gia này, đói nghèo nheo nhóc đã về cùng. Đói không bao giờ là bạn đồng hành với con chữ nên người Dao của ông Lâm hồi ấy đã không có cơ hội được học hành. Tuy nhiên, không hiểu sao, giữa áp lực đói nghèo ông vẫn muốn đi học.

Ngày ấy, để học được cái chữ, ông Lâm đã phải chân trần đi bộ cả ngày, theo những cung đường heo hút, để ra Thanh Sơn. Tuy nhiên cái chữ của Trường rẻo cao Thanh Sơn ngày ấy cũng chỉ đủ cho ông học đến lớp 7. Lớp 7 hết, ông về xã, nhận thóc thay lương và xóa mù cho dân. Đang chuyên tâm với công việc này thì ông “bị” lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã gọi ra làm cán bộ văn phòng. 

Làm, ông thấy cái chữ vẫn chưa đủ cho công việc nên quyết định đốt đuốc ra Thanh Sơn học thêm bổ túc. Bổ túc xong, lại tiếp Đại học Nông lâm và chính thức trở thành chủ tịch khi khóa học kết thúc. Từ chuyện vượt khó đi học, được giao lưu, được mở mang tầm nhìn, Bàn Văn Lâm đã có những kế sách thoát nghèo cho dân và gia đình.

Ngoài việc làm kinh tế bằng du lịch, từ sự vươn lên, hiện nay ông đã trở thành gương sáng để nhiều người dân làm theo, trong đó có cả anh em trong gia đình. Hiện nay, các anh em của ông đều theo ông đi học và đang đảm giữ một số trọng trách của xã. Ngoài người em trai là Bàn Trọng Loan đang làm thường trực Đảng ủy xã thì gia đình anh còn có Bàn Văn Phụ hay được nhắc đến. 
Ông Phụ hiện nay đang là một người có tiếng của xã trong việc phát triển kinh tế gia đình bằng chăn nuôi đại gia súc. Hiện tại, ông Phụ đang có trong tay gần 30 con trâu, bò. Ngoài ruộng, nương thì đàn trâu bò này của gia đình ông đang được định giá đến gần 1 tỷ đồng.

Trong vùng lõi rừng quốc gia xa tít này, gia đình Bàn Văn Lâm đang được coi là có nhiều Đảng viên và có nhiều người học đại học nhất. Khi được hỏi, giơ bàn tay chai sần ra, Bàn Văn Lâm nhẩm tính rồi cho biết: Hiện gia đình mình đang có 8 Đảng viên, 7 đại học và trung cấp.

Làm giàu giữa chốn rừng già

Ông Bàn Văn Lâm là người giầu của xã.

Những gia đình tỷ phú

Từ việc đi trước, làm trước; làm lãnh đạo phải giầu và giỏi để người dân học, hiện tại, theo gương gia đình Bàn Văn Lâm, người dân Xuân Sơn đã nhanh chóng vượt nghèo. Từ con số trên 70% hộ đói nghèo của những năm trước, hiện nay xã được coi là xa xôi nhất như Xuân Sơn chỉ còn 36% hộ nghèo. Từ đói ăn, hiện Xuân Sơn đã chủ động được lương thực và nhiều gia đình đã làm giầu bằng nghề chăn nuôi đại gia súc.

Vào với Xuân Sơn, ngoài gia đình Bàn Trọng Loan, Bàn Văn Phụ thì người ta còn nhắc đến gia đình chị Hà Thị Hiền. Hiện nay gia đình chị Hiền được mệnh danh là có đầu gia súc “không đếm được”. Xưa, chị Hiền cũng là một người khó khăn trong xã. Thấy hướng chăn nuôi đại gia súc có hiệu quả, chị chiu chắt vay mượn đầu tư. Từ 1 – 2 con trâu, bò ban đầu, quay đi quay lại, giờ đây gia đình chị đã có 60 con trâu bò. Với giá trung bình của thị trường, bù đi sớt lại, mỗi đầu gia súc bán được 25 triệu đồng một con thì gia đình chị đã có số tiền đến gần 2 tỷ đồng. 

Nói về việc xóa nghèo, làm giầu có tốc độ “hơi chóng mặt” với người dân nghèo Xuân Sơn dạo nào, bà Hà Thị Thấp, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Sở dĩ người dân có những bước phát triển đáng ghi nhận ấy là do trình độ dân trí và trình độ học vấn ở đây đã được nâng lên. Ở đây chúng tôi có quan điểm là muốn dân làm theo thì cán bộ phải biết làm trước. Ngay như việc học hành thôi, để dân muốn đi học thì cán bộ cũng phải đi học. Tuy là xã vùng sâu, vùng xa, nhưng  Xuân Sơn đang tự hào là xã có đội ngũ cán bộ có bằng cấp. Hiện nay 25 cán bộ đang đảm đương các chức danh của xã thì đã có 15 người có trình độ đại học, tập trung ở các chuyên ngành như nông lâm, kinh tế.

Đến với Xuân Sơn lần này, chúng tôi được nghe một câu chuyện khá lạ về phong trào tình nguyện xin ra khỏi hộ nghèo của người dân trong xã. Ai cũng biết, với một xã vùng sâu, lại thuộc huyện 30A như Xuân Sơn thì được “làm” và được liệt vào hộ nghèo sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi. Thế nhưng hiện nay, nhiều người dân Xuân Sơn đã chối bỏ nó. Theo thống kê, năm qua Xuân Sơn đã có 18 hộ thoát nghèo, trong đó có nhiều hộ thoát nghèo theo diện tự nguyện.

Nói về vấn đề này, với giọng thật thà đến mộc mạc, Chủ tịch xã Bàn Văn Lâm cho biết: Đấy là do ý thức và lòng tự trọng của người dân được nâng lên. Nhiều gia đình trẻ, đến xin đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo đã bộc lộ quan điểm, cũng trẻ, cũng khỏe, cũng cái chân cái tay như người khác mà nghèo thì xấu hổ lắm. Lãnh đạo cứ cho mình xin ra, mình cam kết sẽ học hỏi, sẽ chăm chỉ để sang năm không còn nghèo khó nữa đâu.  

Theo Hà Phú Sơn/Báo Đại Đoàn Kết.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,497
  • Tổng lượt truy cập93,235,161
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây