Học tập đạo đức HCM

Làm giàu trên quê hương cam Bố Hạ

Thứ tư - 25/10/2017 09:17
Kết hợp giữa trồng cây ăn quả và thu mua, tiêu thụ sản phẩm, mô hình kinh tế của bà Nguyễn Thị Dậu (62 tuổi) ở thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Vốn là  nhân viên Nông trường Yên Thế về nghỉ chế độ, bà Dậu luôn trăn trở làm sao có thể phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên quê hương mình. Nghiên cứu thấy chất đất nơi mình sinh sống rất hợp với cây cam, bà quyết định không chỉ trồng cam trên đất ruộng, bà còn mạnh dạn mở rộng việc trồng cam trên đất đồi, xen những cây ngắn ngày như lạc, đỗ, sắn…
lam-giau-tren-que-huong-cam-bo-ha-1.JPG
Chị Nguyễn Thị Dậu trên đồi cam của mình ở thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế (Bắc Giang)

Theo bà Dậu, trồng cam trên đất đồi khó hơn vì không chỉ đòi hỏi người chăm sóc phải thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng của cây mà còn phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, như: Tỉa cành, chăm sóc sau khi thu hoạch để cây dễ quang hợp; lựa chọn bón phân hữu cơ đã ủ mục và phân vi sinh để cây sinh trưởng, phát triển tốt; phun thuốc phòng trừ sâu bệnh…

lam-giau-tren-que-huong-cam-bo-ha-2.JPG
Bà Dậu nâng niu từng gốc cam trĩu quả

Năm 2010, ngoài giống cam sành Bố Hạ truyền thống, bà tìm đến Viện Giống cây trồng Trung ương mua giống cam Vinh và cam Đường Canh về trồng.

Ở xã Đông Sơn, trồng trọt là nguồn thu nhập chính của các hộ dân nhưng nông sản rất khó khăn về đầu ra tiêu thụ. Từ năm 2013, bà Dậu đã thành lập Công ty TNHH một thành viên Cam Bố Hạ chuyên sản xuất và tiêu thụ cam trên địa bàn, phân phối đi nhiều nơi ở huyện Yên Thế, rộng ra ở tỉnh Bắc Giang và nhiều nơi khác. Bà Dậu còn thu mua phân chuồng để ủ mục theo quy trình kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm phân hữu cơ bón cho cây cam. Doanh nghiệp của bà đã giải quyết việc làm cho gần 20 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4  triệu đồng/người/tháng.
 
Từ hiệu quả mô hình trồng cam của bà Dậu, Hội Phụ nữ xã Đông Sơn đã tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật, đưa hội viên đến học tập kinh nghiệm để làm theo. Hiện diện tích trồng cam của hội viên phụ nữ trong xã đạt hơn 10 ha.
lam-giau-tren-que-huong-cam-bo-ha-3.jpg
Cam sành Bố Hạ là nguồn lợi kinh tế lớn cho phụ nữ địa phương
Ngoài gia đình bà Dậu, nhiều gia đình ở huyện Yên Thế cũng tận dụng điều kiện khí hậu cùng với thổ nhưỡng thích hợp để gìn giữ thương hiệu Cam sành Bố Hạ, một đặc sản không chỉ nổi tiếng của huyện Yên Thế mà đã vang khắp cả nước bởi chất lượng quả thơm ngon bổ dưỡng. Với việc thực hiện Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vườn giống cam sạch bệnh tại tỉnh Bắc Giang” của UBND huyện Yên Thế đã từng bước khôi phục mở rộng diện tích cây cam trên địa bàn huyện.
lam-giau-tren-que-huong-cam-bo-ha-4.jpg
Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vườn giống cam sạch bệnh tại tỉnh Bắc Giang” của UBND huyện Yên Thế

Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp huyện Yên Thế, mô hình trồng mới cam sạch bệnh CS1 và V2 trên địa bàn huyện sinh trưởng và phát triển rất tốt. Các hộ dân tham gia mô hình đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật của dự án. Định kỳ mỗi tháng, kỹ thuật viên của dự án đều đi kiểm tra để nắm bắt tình hình sinh trưởng, phát triển của cây cam cũng như hướng dẫn bà con cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

lam-giau-tren-que-huong-cam-bo-ha-5.jpg
Kỹ thuật viên của dự án kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây cam ở các hộ gia đình

Là người đã nhiều năm gắn bó với cây cam sành Bố Hạ, bà Nguyễn Thị Hợi ở thôn Tân Hồng, xã Đông Sơn đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện dự án trồng với quy mô 4.000 m2 bằng giống cam CS1. Khi tham gia dự án, bà Hợi đã được hỗ trợ một phần giá cây giống, 50% chi phí vật tư, phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam. Đến nay, vườn cam của bà Hợi sinh trưởng và phát triển tốt, là nguồn thu đáng kể để vươn lên làm giàu chính đáng. 

Theo: phunuvietnam.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm389
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,213,240
  • Tổng lượt truy cập88,568,310
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây