Học tập đạo đức HCM

Nghịch cảnh: Nai giống từng có giá gần 1 cây vàng giờ chẳng ai mua

Chủ nhật - 23/07/2017 02:19
Ông Trần Toàn, thôn 2, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) than thở, thời đỉnh cao, bán 1 con nai giống giá gần một cây vàng. Con cái lập gia đình, bố mẹ cho đất không bằng cho một con nai giống, vậy mà bây giờ giá thịt nai cũng ngang giá thịt bò, nhung thì ít người hỏi mua. Hiện giờ, 4 con nai tơ hơn 1 năm tuổi đã đến thời điểm xuất bán rồi nhưng chẳng ai hỏi han gì...

Xã Cư Êbur (TP. Buôn Ma Thuột) nổi tiếng với nghề nuôi nai lấy nhung, nhưng vài năm trở lại đây, giá nhung nai xuống thấp, đầu ra ế ẩm khiến nhiều hộ bỏ chuồng không nuôi nữa. Nguy cơ người dân từ bỏ nghề nuôi nai đang dần hiện hữu.

Thôn 2, xã Cư Êbur từng là “thủ phủ” của nghề nuôi nai nhưng không khí chăn nuôi hiện không còn sôi động như những năm trước đây. Đầu ra khó, nhiều hộ phải bán nai, bỏ nghề. Ông Nguyễn Quốc Sự đã nuôi nai được 10 năm, đàn nai 6 con của ông từng là nguồn thu nhập chính của gia đình, nhưng gần đây thị trường nhung nai ế ẩm, hiệu quả kinh tế không bằng một số cây trồng, vật nuôi khác nên năm ngoái ông đã bán đàn nai.

 nghich canh: nai giong tung co gia gan 1 cay vang gio chang ai mua hinh anh 1

Một con nai đang cho nhung của gia đình ông Trần Toàn, thôn 2, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột.

Không riêng gì ông Sự, ở thôn 2 đã có rất nhiều hộ bỏ nghề nuôi nai. Theo Trưởng thôn Trần Trọng Khánh, năm 2012, đàn nai của thôn vào khoảng 1.800 con nhưng nay chỉ còn khoảng 1.000 con. Nếu thị trường cứ chững lại số lượng nai sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Cũng theo ông Khánh, hiện nay giá 1kg nhung nai khoảng 5 triệu đồng (mỗi con nai 1 năm cho khoảng 2,5 kg nhung), với giá bán này thì người nuôi vẫn có lãi, nhưng vấn đề ở chỗ không có đầu ra ổn định, người mua ít. Nhung nai đến kỳ phải cắt nếu không nó già đi thì không sử dụng được. Nếu không có khách để bán, người nuôi buộc phải cắt nhung để trong tủ lạnh hoặc ngâm rượu, nhưng bảo quản bằng hình thức này thì khách hàng không tin tưởng vì sợ chất lượng giảm..

Ông Trần Toàn cũng ở thôn 2 đã nuôi nai được hơn 20 năm nay, gia đình ông hiện có đàn nai 8 con, trong đó 3 con đang cho nhung, 1 con nai mẹ và 4 con nai tơ. Ông nhớ lại thời đỉnh cao, bán một con nai giống giá gần một cây vàng. Con cái lập gia đình, bố mẹ cho đất không bằng cho một con nai giống, vậy mà bây giờ giá thịt nai cũng ngang giá thịt bò, nhung thì ít người hỏi mua.

Hiện giờ, ông Toàn có 4 con nai tơ hơn 1 năm tuổi đã đến thời điểm xuất bán rồi nhưng chẳng ai hỏi han gì, để lại nuôi mở rộng đàn thì không kham nổi, mà để lấy nhung cũng không bán được. Giờ nuôi chúng cũng chỉ để lấy phân bón cho cây trồng, không dám nói đến tính lời lãi. Vấn đề nan giải nhất đối với nghề nuôi nai hiện nay là chưa có đầu ra ổn định.

“Những hộ nuôi nai ở đây mong muốn Nhà nước hỗ trợ tìm kiếm đầu mối tiêu thụ nhung nai ổn định, từ đó thành lập những tổ hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất. Chứ nếu tình trạng này kéo dài thì nghề nuôi nai rồi cũng mai một mà thôi!”, ông Trần Trọng Khánh, Trưởng thôn 2 trăn trở.

Theo thống kê, trên địa bàn xã Cư Êbur hiện có 545 hộ ở các thôn 2, 3, 8 nuôi nai với số lượng 1.735 con. Chị H’Luanh Êban, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Êbur cho biết, nghề nuôi nai đã hình thành trên địa bàn từ nhiều năm nay. Tuy nhiên do đây là mặt hàng có giá bán cao nên thị trường hẹp.

Nhung nai hiện vẫn chỉ bán tại chỗ theo kiểu “cầu may”- khách hàng có nhu cầu thì tìm đến nơi mua còn chưa có một cá nhân, đơn vị nào phân phối trên thị trường. Do đó, chính quyền địa phương cũng như người dân mong muốn các cơ quan cấp trên có phương án hỗ trợ, giúp đỡ người nuôi nai yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. 

                                                                                                                                                                  Theo Vạn Tiếp (Báo Đắk Lắk)
 Tags: con nai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay30,414
  • Tháng hiện tại871,615
  • Tổng lượt truy cập93,249,279
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây