Học tập đạo đức HCM

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho thu nhập cao

Thứ ba - 05/06/2018 19:25
Ngày 5/6, tại trụ sở UBND huyện Chương Mỹ, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức đánh giá hoạt động sản xuất hữu cơ trên địa bàn Hà Nội. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tham dự hội nghị.


Nhiều mô hình trồng rau hữu cơ tại Hà Nội cho thu nhập đến gần 100 triệu đồng/ tháng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Hiện nay, Hà Nội có 170 ha sản xuất lúa hữu cơ trong tổng số gần 200.000 ha gieo cấy lúa hằng năm. Tuy nhiên, Thành phố mới chỉ có duy nhất sản phẩm của mô hình lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ được chứng nhận là gạo hữu cơ. Đánh giá về thực trạng này, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thoa cho rằng, sản xuất lúa hữu cơ cần có sự tham gia của DN cũng như việc ứng dụng công nghệ cao vào canh tác và hình thành thị trường tiêu thụ. Song, yếu tố này dường như vẫn bị bỏ ngỏ. Mặt khác, cơ chế cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được cụ thể hóa đã trở thành những rào cản khiến mô hình sản xuất lúa hữu cơ khó nhân rộng. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đi thực tế khu đồng trồng lúa hữu cơ ở thôn Thượng Phúc, xã Đồng Phú (huyện Chương Mỹ), địa phương đầu tiên của Hà Nội triển khai trồng lúa hữu cơ. Năm 2012, HTX được tiếp cận dự án PAMSI của tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ xây dựng mô hình với diện tích 5 ha. Sau vài vụ triển khai, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, xã viên đã mạnh dạn mở rộng diện tích. Đến nay, toàn xã có hơn 70 ha lúa hữu cơ với giống Bắc thơm số 7.

Chủ tịch HĐQT HTX Đồng Phú Phạm Văn Thành cho biết, mặc dù gạo hữu cơ được bán với giá trung bình 25.000-30.000 đồng/kg nhưng đầu ra của sản phẩm vẫn chưa ổn định do số DN ký hợp đồng bao tiêu với nông dân chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Không chỉ Đồng Phú, mấy năm gần đây, một số địa phương đã tích cực chuyển hướng sang sản xuất lúa hữu cơ như xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, từ vụ Mùa 2016 đến nay duy trì 30 ha Bắc thơm số 7. Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Đường Nguyễn Văn Nam cho hay, mô hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và tưới dưỡng bằng nguồn nước sạch nên chất lượng gạo đảm bảo tiêu chuẩn ATTP. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa được chứng nhận là gạo hữu cơ bởi theo tiêu chí đánh giá thì đất phải được làm sạch và lấy mẫu kiểm nghiệm tối thiểu trong 5 năm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh ghi nhận: Trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Hà Nội có bước đi riêng, tập trung phát triển các loại cây ăn quả như cam, bưởi, ổi, mô hình rau, lúa an toàn, tiêu chuẩn VietGAP... cho hiệu quả sản xuất cao với giá trị thu nhập bình quân 250 triệu đồng/ha/năm...

Trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan như: Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Tổng cục Phòng chống thiên tai... tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn để Hà Nội phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là đối với sản xuất lúa gạo, rau, thịt...

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết nhằm bảo đảm cung cấp thực phẩm ngon, sạch tới người tiêu dùng, Sở đã tích cực triển khai các mô hình rau, lúa hữu cơ và ban hành 10 quy trình kỹ thuật về sản xuất rau hữu cơ cho một số loại rau chính, trên nguyên tắc không sử dụng chất hóa học tổng hợp, chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ, ngâm hoai mục; tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, các vật liệu biến đổi gene...

Nhiều địa phương có phong trào sản xuất hữu cơ phát triển với tốc độ nhanh chóng như: Ba Vì, Thạch Thất, Sóc Sơn... Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi, trồng trọt, chuỗi sản xuất rau, thịt, sữa, nấm, lúa gạo hữu cơ đã hình thành, cho thu nhập ổn định từ 30-40 triệu đồng, thậm chí tới 80-100 triệu đồng/tháng...

Theo Đỗ Hương/Báo Chính Phủ.vn
 Tags: hà nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm445
  • Hôm nay29,070
  • Tháng hiện tại155,632
  • Tổng lượt truy cập85,062,668
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây