Học tập đạo đức HCM

“Phủ sóng” nước sạch về nông thôn

Thứ năm - 28/06/2018 11:04
Trong nhiều năm qua, TP Hà Nội luôn quan tâm thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhất là nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên đến nay tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn còn thấp

Được sử dụng nước sạch phục vụ cuộc sống hằng ngày là nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, với hệ thống cấp nước hiện tại, nhu cầu chính đáng của người dân vượt xa so với khả năng cấp nước của thành phố.

Khu vực nông thôn Hà Nội gồm có 416 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Trì, Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, Chương Mỹ, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì) và thị xã Sơn Tây.

Theo khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, ở thời điểm tháng 6/2016, khu vực nông thôn mới chỉ có khoảng 37,2% người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch (khoảng 1.611.913/4.331.265 người). Hệ thống nước sạch nông thôn gồm có113 công trình cấp nước tập trung từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, chương trình 135…

tin nhap 20180628111013
Trạm cấp nước thôn Yến Vĩ (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức).

Trong đó, có 84 công trình hoạt động ổn định (4 công trình chuyển thành trạm bơm tăng áp); 26 công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động; 03 công trình đã được thanh lý trung chuyển; 6/7 công trình đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới. Một số xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Oai, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì… được cung cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố với phạm vi, lưu lượng hạn chế.

Chất lượng nước sạch nông thôn không đồng đều, tại một số trạm xử lý chưa thực sự đảm bảo chất lượng do công nghệ xử lý đã lạc hậu; chất lượng nước nguồn suy giảm, có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng; công tác duy tu, duy trì trạm xử lý và đường ống không được quan tâm thường xuyên dẫn đến công trình nhanh xuống cấp… Đến hết năm 2017, UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 20 nhà đầu tư thực hiện 31 dự án với phạm vi cấp nước cho 239 xã, khoảng 549.347 hộ, với khoảng 2.203.000 người.

Các dự án tiêu biểu như: Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã); Dự án đầu tư phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín (26 xã), Mỹ Đức (20 xã), Ứng Hòa (27 xã), Thanh Oai (17 xã); Dự án Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức

Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức; Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên... Dự kiến khi các dự án hoàn thành sẽ nâng số xã được cấp nước lên 363 xã tương đương khoảng 953.728 hộ, khoảng 3.814.913 người, nâng tỷ lệ cấp nước khu vực nông thôn lên khoảng 88%.Đến thời điểm tháng 4/2018 tỷ lệ cung cấp nước sạch ở khu vực này mới chỉ đạt 49,4%. Qua khảo sát tại một số huyện như Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm tỉ lệ người dân dùng nước tự nhiên để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày còn khá phổ biến.

Nhìn những chiếc giếng khoan, giếng đào, ao, hồ… không ai có thể nghĩ đây lại là nguồn nước mà người dân các xã vẫn thường sử dụng cho mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.Bà Nguyễn Thị Hải (trưởng thôn 7, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm) cho biết: “Mấy chục năm qua chúng tôi vẫn sử dụng nguồn nước đó. Chỉ mỗi nước uống là phải mua nước đóng bình loại 20l/bình, còn lại đều sử dụng nước giếng khoan để phục vụ cho sinh hoạt, từ ăn uống đến tắm giặt”.

Cũng theo bà Hải, hiện thôn 7 có 520 hộ dân, với gần 1.600 nhân khẩu, dù biết nguồn nước giếng khoan không bảo đảm vệ sinh, có thể gây bệnh khi sử dụng trong ăn uống nhưng người dân nơi đây vẫn phải sử dụng vì không có nguồn nước nào khác do đường ống cấp nước sạch đã có ở xã Đông Dư từ mấy năm trước nhưng hiện tại vẫn chưa vươn tới được thôn 7. Người dân trong thôn đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền, đề nghị đấu nối đường ống để đưa nước sạch về thôn nhưng cho tới nay nguồn nước sạch vẫn chưa tới. Cùng chung cảnh ngộ như thôn 7 là các thôn Đình Vỹ, Đỗ Xá, Lại Hoàng, Liên Đàm thuộc xã Yên Thường (Gia Lâm).

Mặc dù, nằm gần trung tâm nhưng hiện tại trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn 4 xã chưa có nước sạch. Trên địa bàn thành phố, nhiều huyện số xã được cấp nước sạch rất ít. Điển hình như huyện Mỹ Đức. Toàn huyện có 21 xã và một thị trấn Đại Nghĩa với tổng số dân 194.000 người. Thế nhưng, hiện tại trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất 1 xã được cấp nước sạch là xã Hương Sơn, với tổng số dân là 22.000 người. So với tổng số dân của cả huyện số người dân được sử dụng nước sạch đạt 11,3%.

Số dân còn lại ở các xã khác trên địa bàn huyện vẫn đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ nguồn giếng khoan, giếng đào và nước mưa… Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Nghiêm Huấn (Phó trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức) cho biết: Thực tế, một vài năm trở lại đây, tại nhiều xã chưa có nước sạch, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế chủ động khoan giếng, mua sắm thiết bị lọc xử lý nước, nhưng do địa chất nhiều khu vực nhiều đá vôi nên người dân không khoan được giếng nên vẫn phải sử dụng nước mưa trữ trong chum, vại, bể chứa, nước ao, hồ để sử dụng…bởi mạng lưới nước sạch trên địa bàn huyện chưa có.

Do những tác động từ ô nhiễm môi trường nên nguồn nước tự nhiên không còn đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vì vậy nên huyện rất mong mỏi thành phố cho xây dựng nhiều hơn các trạm cung cấp nước sạch cho người dân Mỹ Đức. Đây là những thách thức không riêng Mỹ Đức mà nhiều địa phương hiện cũng đang trăn trở trong việc thúc đẩy tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

Hà Phong - Phạm Thảo/http://laodongthudo.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm295
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,024
  • Tổng lượt truy cập90,288,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây