Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Làm giàu nhờ mạnh dạn nuôi con giống mới

Thứ ba - 09/08/2016 01:24
Làm giàu thì ai cũng khát khao nhưng để làm giàu chính đáng và bền vững bằng chính đôi tay, khối óc của mình cũng chẳng dễ tí nào. Song, với những người nông dân có óc sáng tạo và “máu” làm kinh tế thì mọi việc dường như đơn giản… bởi họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đưa những cây, con giống mới vào sản xuất.


Người đầu tiên tôi muốn nói đến là anh Nguyễn Đức Thuận ở xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa. Anh Thuận là người đầu tiên đưa giống gà Lạc Thủy, và vịt đốm Lạng Sơn về nuôi tại địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Thuận cho biết, đầu năm 2015, anh mạnh dạn bỏ ra trên 1,7 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng theo quy mô trang trại để chăn nuôi trên diện tích 2ha. Anh tìm đến Viện Chăn nuôi để mua con giống. Ban đầu anh nuôi 4.000 con gà Lạc Thủy, 2.000 con vịt đốm Lạng Sơn, 10 con heo rừng sinh sản (thuần chủng), 10 con bò lai sinh sản và trồng 200 trụ cây thanh long ruột đỏ.... Chỉ tính riêng tiền con giống cũng đã ngót gần 300 triệu đồng. Nếu là người không có “máu” làm kinh tế chắc hẳn sẽ không dám đầu tư – anh Thuận chia sẻ. Thế nhưng, bù lại trời đã không phụ công người, qua gần 2 năm thả nuôi, mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Thuận cho thu nhập khá cao. Năm đầu tiên (2015), sau khi trừ chi phí anh thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng.
Theo anh Thuận, giống gà Lạc Thủy và vịt Đốm Lạng Sơn có khả năng thích nghi với thời tiết, khí hậu mùa đông khá tốt, ít dịch bệnh và lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng, giá bán cao hơn so với các giống gà thường (từ 120 – 140 ngàn đồng/kg). Để gà và vịt nhanh lớn và chất lượng thịt thơm ngon, ngoài thức ăn là lúa, bắp, cám gạo... anh đầu tư các thiết bị làm giá đỗ, bún khô để làm thức ăn tươi xanh cho gà, vịt. Ngoài cung cấp gà, vịt thịt cho các nhà hàng trong tỉnh, anh Thuận còn bán con giống cho bà con nông dân có nhu cầu ở địa phương khác.
 
Chia sẻ về dự tính trong tương lai, anh Thuận mong muốn gây dựng đàn gà, vịt nhiều hơn nữa để mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu “gà vườn Thuận Phát’’ ở Quảng Ngãi.

Mô hình nuôi gà Lạc Thủy và vịt Đốm Lạng Sơn của gia đình anh Nguyễn Đức Thuận cho thu nhập cao
 

Còn anh nông dân Đỗ Văn Được ở thôn Thạch By 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư mô hình nuôi cá bớp trong lồng bè với quy mô lớn nhất trong xã, từng bước đưa cá bớp lồng bè Phổ Thạnh vươn xa trên thị trường trong và ngoài tỉnh..

Anh Được cho biết, sau khi bôn ba với nhiều nghề để kiếm sống nhưng gia đình anh vẫn không thoát khỏi vòng lẩn quẩn của “thiếu trước hụt sau”. Giữa lúc đó, anh thấy ở địa phương mình có khu vực bãi sông rộng rãi, nước sâu, nguồn cá tạp dồi dào, rất thuận lợi để thả lồng bè nuôi cá bớp. Thế nên năm 2014, anh Được đã khăn gói vào các tỉnh ven biển phía Nam để học hỏi kinh nghiệm nuôi cá bớp. Sau khi bỏ túi kha khá các bí quyết, anh trở về quê mạnh dạn đầu tư 250 triệu đồng để làm bè thả nuôi 1.000 con cá giống. Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nên tỷ lệ cá sống đạt trên 85% và rất nhanh lớn. Qua 8 tháng thả nuôi, trọng lượng cá đạt 4 - 5 kg/con. Với giá bán 130.000 đồng/kg, anh thu về 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi trên 200 triệu đồng. Bước khởi đầu thật suôn sẻ, năm 2015, anh Được tiếp tục đầu tư làm thêm bè và thả nuôi 1.500 con cá giống. Cuối năm thu hoạch, sau khi trừ chi phí anh Được thu lãi trên 400 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi, anh Được nói: “Hầu hết cá bớp giống tôi đều mua tại thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) với giá 26.000 đồng/con. Khi cá còn nhỏ thì thả nuôi 200 con/lồng, mỗi lồng khoảng 9m2. Sau khi cá đạt trọng lượng 1,5 kg/con thì tách ra làm 2 lồng, bình quân 100 con/lồng. Thức ăn cho cá bớp trong 3 tháng đầu là cám tổng hợp, các tháng sau phải cho ăn cá tạp (loại thức ăn dồi dào, sẵn có ở địa phương) để thịt cá thơm ngon hơn”.

Thấy nuôi cá bớp có thu nhập khá, nhiều người trong vùng đến nhờ anh Được tư vấn kỹ thuật làm lồng bè, quy trình chăm sóc, cách chọn mua con giống để về nuôi. Hiện nay gia đình anh Được là một trong những hộ nuôi cá bớp với quy mô lớn nhất vùng, anh đang thả nuôi khoảng hơn 30 lồng bè theo kiểu “gối đầu” là khoảng 3 - 4 tháng anh xuất bán 1 lứa cá, bình quân mỗi năm anh thu hoạch 3 đợt, cho lợi nhuận gần 500 triệu đồng.

Anh Đỗ Văn Được đang kiểm tra lồng bè nuôi cá bớp của gia đình

Khác với anh Thuận và anh Được, anh nông dân Phạm Văn Rạch, người dân tộc Hre ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ lại là người bảo tồn và phát triển giống gà quý (gà re) của dân tộc mình và hiện tại giống gà này đã mang lại thu nhập khá cao cho gia đình anh.

Gọi là giống gà quý bởi từ xưa đến nay, người Hre dùng nó là con vật cúng Giàng trong các dịp Lễ, Tết. Thế nhưng trong 10 năm trở lại đây, giống gà này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì lâu nay người nông dân luôn chọn những giống gà siêu thịt, siêu trứng cho năng suất cao…, trong khi đó, giống gà re (của người dân tộc Hre) lại là giống gà rừng được người Hre thuần hóa đem về nuôi có kích cỡ nhỏ, cho lượng thịt ít, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn các giống gà khác nên người chăn nuôi dần dần lãng quên.

Không đành lòng để giống gà quý bị tuyệt chủng, anh Rạch quyết chí gây dựng lại giống gà này. Anh Rạch cho biết, sau nhiều lần vất vả tìm vào các bản làng người Hre của huyện và cả tỉnh Kon Tum lùng tìm, năm 2002, anh đã mua được con gà trống giống nặng khoảng 1kg, với giá 120.000 đồng, đem về thả nuôi với 3 con gà mái giống được bà con trong làng đem cho. Từ đó anh dần dần nhân giống và phát triển đàn gà hiện nay lên đến hơn 300 con, và trở thành người có đàn gà re nhiều nhất ở Quảng Ngãi.

Gà re có hình dáng thấp, nhỏ, trọng lượng khi trưởng thành khoảng 1,2 kg/con. Thời gian nuôi từ 7-12 tháng, dài ngày hơn các giống gà siêu thịt trên thị trường hiện nay. Nhưng bù lại, thịt gà re rất thơm ngon, dai và ngọt nên được người tiêu dùng ưa thích và xem đây là món ăn đặc sản ở miền núi Quảng Ngãi. Tuy giá bán có thời điểm lên đến 200.000-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường thế nhưng không dễ để mua được.

Với giá bán khá cao và khi mà nhu cầu của người tiêu dùng luôn hướng đến con “đặc sản” như hiện nay thì trong tương lai gần, việc thu về hàng trăm triệu đồng/năm từ giống gà re của anh Rạch là chuyện trong tầm tay. Và điều có ý nghĩa hơn đó là anh Rạch đã góp phần lớn trong việc phát triển lại giống gà quý của cộng đồng người Hre ở Quảng Ngãi./.

Anh Phạm Văn Rạch với cặp gà re quý

Đồng Xuân (Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi)

Nguồn tin: Khuyên nông Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay27,527
  • Tháng hiện tại1,027,982
  • Tổng lượt truy cập92,201,711
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây