Hợp tác xã rau VietGap tại thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang có diện tích chuyên canh khoảng 5ha. Nếu trước kia, giá rau thơm khoảng 10.000 đồng mỗi kg, thì nay ổn định ở mức 17.000 đồng nhờ trồng theo chuẩn VietGap. Có thời điểm, giá rau lên tới 34.000 đồng vẫn được thương lái săn đón.
Thôn Đắc Lộc nằm ven thành phố Nha Trang. Hàng năm mưa lũ nhấn chìm đồng ruộng, nhưng bù lại, bồi đắp phù sa màu mỡ, khử chua, khử mặn cho nông dân bội thu hoa màu.
Sản phẩm chủ lực của hợp tác xã gồm các loại rau thơm như ngò gai, ngò rí, mùi, răm, thì là, tía tô… Nông dân tuân thủ chặt chẽ các quy định về canh tác, kiểm tra mẫu trước, phân bón hữu cơ, đóng gói đúng tiêu chuẩn và có tem nhãn rau VietGap Đắc Lộc. Thương lái muốn mua đều phải đặt hàng trước với hợp tác xã.
Trước đây, nông dân vẫn quen tập quán canh tác nhỏ lẻ, tập trung vào những loại rau mà thị trường có nhu cầu lớn, nhưng chưa chú trọng các khâu sơ chế, gien, giống nên chất lượng chưa cao. Cách bán tự do cũng không tránh khỏi lúc mất giá. Nông dân chỉ coi trồng rau là nghề phụ, giá bán chưa tương xứng với công sức cũng như chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà phân phối.
|
Rau thơm của hợp tác xã Đắc Lộc. Ảnh: Bizmedia |
Để tháo gỡ khó khăn, năm 2016, bà con liên kết lại, thành lập hợp tác xã với 8 thành viên, cung ứng rau an toàn từ khâu sản xuất tới tiêu thụ cho thành phố. Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thuỷ sản vùng 3 kiểm tra chất lượng đất có độ pH thích hợp, không tồn dư kim loại nặng, nguồn nước tưới đủ điều kiện. Nông dân bắt đầu canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP để tiếp cận được những kênh phân phối khó tính hơn như siêu thị, bếp ăn tập thể.
Các hộ dân phải tuân thủ yêu cầu về kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón vô cơ pha với nước giếng sạch theo tỷ lệ thích hợp. Trước thu hoạch, các luống rau thơm đều được cách ly 7-8 ngày để đảm bảo an toàn. Rau thơm ăn sống có tiêu chuẩn khắt khe về các chỉ số kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadimi, asen…), không nhiễm khuẩn E.Coli, Salmonela… nên trước mỗi lứa xuất đi đều được lấy mẫu kiểm tra.
Thời gian từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch là 30-35 ngày. Mỗi tháng người trồng cắt một lần, mỗi luống rau cắt được 3 lần. Các xã viên trồng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và hợp tác xã, nên sản lượng và thu nhập ổn định. Ngoài ra còn trồng thêm các loại rau ăn lá như muống, dền, cải… để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo Thanh Thủy/Việt Nam net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã