Học tập đạo đức HCM

Sản xuất nông sản sạch

Thứ hai - 16/11/2015 19:43
Thành phố Hồ Chí Minh với những lợi thế về khoa học công nghệ cũng như nhu cầu tiêu dùng rất lớn là những tiền đề quan trọng để hình thành một nền nông nghiệp sạch, mà trước tiên là phục vụ cho chính nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Nhu cầu rất lớn
 
Trung bình mỗi giờ trôi qua, Việt Nam có 9 người chết vì ung thư (cao gấp 6 lần tai nạn giao thông), mà một trong những nguyên nhân chính được nhiều chuyên gia đưa ra đó là vấn đề thực phẩm không an toàn. Dư lượng của các loại thuốc tăng trưởng, chất bảo quản, kháng sinh, hóa chất độc hại… được dùng tràn lan trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm, khiến người tiêu dùng đều chung một nỗi sợ hãi khi không biết ăn gì, uống gì để đảm bảo sức khỏe. Chính vì vậy, nhu cầu về thực phẩm sạch, được sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người dân đang là đòi hỏi rất bức thiết.
 

Sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Tân Thông Hội, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.

Theo các chuyên gia, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày một tăng tại thị trường TP Hồ Chí Minh. Rõ nhất là tại các siêu thị trên địa bàn thành phố, hầu hết các sản phẩm rau củ quả đều phải có nguồn gốc rõ ràng và phải đạt chuẩn VietGap thì người tiêu dùng mới an tâm mua. Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc Marketing Saigon Co.op cũng cho biết, nhu cầu sử dụng các loại rau củ đạt tiêu chuẩn VietGAP khá lớn. Trung bình mỗi ngày toàn hệ thống tiêu thụ hết khoảng 100 tấn rau củ quả. Để đảm bảo đủ nguồn rau sạch cung cấp cho người dân, từ năm 2009 đến nay, Saigon Co.op đã ký kết với hơn 40 nhà cung cấp chiến lược. Phần lớn là sản phẩm của HTX, DN sản xuất trên địa bàn thành phố, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố hỗ trợ vốn, kỹ thuật để sản xuất các mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, rất nhiều dòng sản phẩm nông sản an toàn mang thương hiệu của các hợp tác xã như: Ngã Ba Dòng, Phước An, Thỏ Việt, Anh Đào... đã bắt đầu tạo được niềm tin với người tiêu dùng.
 
Khảo sát tại thị trường TP Hồ Chí Minh cho thấy, bên cạnh sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP thì các loại rau sạch không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích… (rau hữu cơ) cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. So với rau VietGAP, giá bán rau hữu cơ cao gấp đôi nhưng sức tiêu thụ rất tốt. Tại những điểm chuyên cung cấp các sản phẩm hữu cơ ở các quận 1, 3 và 7, hiện có trên 300 sản phẩm hữu cơ từ các loại rau nhiệt đới, rau ôn đới cho tới các loại thịt heo, gà, hải sản… Ngoài nguồn cung cấp từ các tỉnh Đắk Nông, Đồng Nai, Lâm Đồng... các nhà phân phối còn phải nhập khẩu từ Malaysia, Australia, Đức, Italy... với giá cao, để đáp ứng nhu cầu của người dân.
 
Cơ hội phát triển nông nghiệp đô thị
 
Những thành công bước đầu của chương trình xây dựng nông thôn mới tại TP Hồ Chí Minh là những tiền đề hình thành một nền nông nghiệp đô thị, trong đó, việc đầu tư sản xuất các loại thực phẩm sạch đang là một hướng đi đúng cần được nhân rộng.
 

Nhu cầu thực phẩm sạch của người dân TP Hồ Chí Minh đang ngày càng tăng cao. Ảnh: Mạnh Linh

Nhiều hộ dân trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap cho biết, nếu làm rau sạch, có đầu ra ổn định, trung bình mỗi năm cũng kiếm được vài trăm triệu. ông Nguyễn Văn Cu, Tổ trưởng Tổ hợp tác rau VietGAP tại xã Trung Lập Thượng cho biết, nếu trồng dưa leo theo phương pháp VietGAP, từ lúc tra hạt đến lúc hái chỉ 55 ngày, nhưng thu hoạch tới 60 ngày mới tàn. Với 3 công dưa, trung bình mỗi ngày bán được 3 triệu đồng, mỗi vụ cũng thu được gần 200 triệu đồng. Mỗi năm làm 3 vụ, trừ chi phí cũng có thể thu ít nhất nửa tỷ đồng.
 
Không chỉ dưa leo mới mang lại hiệu quả cao, mà nhiều loại rau củ quả khác cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt. Anh Long, một hộ dân chuyên trồng bầu cho biết, nông dân làm rau sạch ở Củ Chi khá yên tâm khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap vì giá bán được ký hợp đồng với công ty, từ lúc tra hạt đến khi thu hoạch giá không đổi, dù thị trường có lên xuống. Nông dân chỉ việc thu hoạch hàng ngày và giao hàng đúng tiêu chuẩn, không phải chờ đợi, lo lắng bị ép giá hoặc không có đầu ra… Anh chia sẻ thêm: “Cũng nhờ trồng bầu, trồng rau sạch theo chuẩn VietGap, sau hai năm, gia đình tôi không chỉ hoàn vốn đầu tư mà còn chăm lo được cho cả gia đình, nuôi hai con vào đại học. Năm nay lãi sẽ cao hơn vì đã thu toàn bộ tiền vốn. Tôi dự định sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường”.
 
Cùng với việc phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch, TP Hồ Chí Minh cũng đang nỗ lực thực hiện chuỗi thực phẩm an toàn nhằm cung cấp thực phẩm sạch cho người dân. Đề án Chuỗi thực phẩm an toàn sau hơn 2 năm triển khai đã cung cấp cho thành phố trên 37.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Sản phẩm chủ yếu được cung cấp vẫn là rau quả của TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; thủy sản của TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp; nước mắm của Kiên Giang; thịt gà và trứng gà của Đồng Nai, Bình Dương; thịt lợn của TP Hồ Chí Minh và Bình Dương… Nhìn một cách tổng thể, nếu kết hợp một cách hiệu quả giữa việc sản xuất sạch và chuỗi cung ứng sản phẩm sạch, TP Hồ Chí Minh sẽ tạo được những dòng sản phẩm an toàn, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt là khi nhu cầu thực phẩm sạch của người dân TP Hồ Chí Minh và khu vực lân cận đang ngày càng tăng cao cả về sản lượng lẫn chủng loại hàng hóa khác nhau.
L. Hiền
http://baotintuc.vn/

Tại các xã Thái Mỹ, Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, Trung Lập Hạ… có hàng trăm mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với nhiều hình thức hợp tác như: tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, HTX… được người dân tại nhiều địa bàn đứng ra thành lập và đi vào hoạt động đã hình thành nên những vùng sản xuất nông nghiệp, bảo đảm các yếu tố khép kín từ đầu vào đến đầu ra, làm tăng giá trị của 1 ha đất có nơi lên đến 400 - 500 triệu đồng/năm.

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,717
  • Tổng lượt truy cập92,037,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây