Học tập đạo đức HCM

Thanh Đa làm giàu từ rau sạch

Chủ nhật - 22/04/2018 20:21
Thanh Đa là vùng đất bãi chuyên canh rau màu lớn của huyện Phúc Thọ. Gần đây, bà con đã chuyển từ canh tác truyền thống sang trồng rau an toàn, đạt giá trị kinh tế cao.

 

Nông dân xã Thanh Đa sử dụng bẫy bả sinh học để dẫn dụ côn trùng.

Bà Nguyễn Thị Hòa, ở thôn Phú An, vừa chăm sóc ruộng cà pháo bắt đầu bói quả vừa vui chuyện: "Cà pháo là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh. Trước đây, để có năng suất cao, mẫu mã đẹp, người trồng thường dùng rất nhiều loại thuốc trừ sâu. Nhưng hiện nay, tập quán đó đã thay đổi, đa số nông dân Phú An biết sử dụng các loại thiên địch để phòng trừ sâu bệnh. Hơn nữa, cây trồng được chăm sóc tốt, không để cỏ dại mọc đã hạn chế được tối đa sâu bệnh...".

Cũng ở thôn Phú An, bà Nguyễn Thị Thủy trồng 2 sào rau các loại. Để phòng sâu bệnh, bà sử dụng các loại bẫy bả sinh học, dẫn dụ bướm và các loại côn trùng vào bẫy. Mỗi sào ruộng, bà đặt 7 miếng bẫy (giá 10 nghìn đồng/miếng), nhiều bướm sâu tơ, ruồi đục quả, bọ phấn... bị thu hút và dính bẫy. Diệt bướm là biện pháp tốt nhất để không phát sinh sâu hại cây trồng và giảm sử dụng thuốc trừ sâu...

Chủ tịch UBND xã Thanh Đa Nguyễn Văn Mạnh cho hay, thổ nhưỡng khu đất Bãi Nổi tại thôn Phú An nằm ven sông Hồng, thường xuyên được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ; là vùng đất bãi, chất thịt nhẹ, nhiều cát, tơi xốp, luôn khô ráo, rất thuận lợi cho trồng rau màu; đặc biệt lại cách khu dân cư 50-60m, không bị ảnh hưởng bởi khói bụi, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi... đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn. Năm 2009, UBND xã Thanh Đa đã quy hoạch 30ha tập trung tại khu đồng Bãi Nổi để trồng rau. 

Vùng trồng rau an toàn được thành phố quan tâm hỗ trợ một phần vật tư nông nghiệp như phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạt giống rau. Huyện Phúc Thọ đã mở các lớp IPM (phòng trừ dịch hại tổng hợp), tập huấn giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu tai nạn thương tích khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, được thành phố đầu tư hơn 19 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn, gồm: Bê tông gần 7km giao thông nội vùng, xây dựng nhà sơ chế, trạm bơm, bể chứa, trạm điện và hệ thống đường dây, lắp đặt hệ thống tưới đến từng ruộng... các công trình này đã được khai thác, vận hành và sử dụng có hiệu quả.

Sau gần 9 năm triển khai, vùng rau an toàn đã mở rộng lên tới hơn 50ha, cho thu nhập ổn định với 330 hộ tham gia. Chị Hoàng Thị Yến, cán bộ bảo vệ thực vật xã Thanh Đa cho biết: "Xã thường xuyên chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn, giám sát nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Chúng tôi hướng dẫn bà con cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại, cách ly đúng thời gian; đặt các thùng chứa vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật tại các bờ ruộng, tiện cho người dân bỏ vỏ bao đúng nơi quy định, sau đó đưa đi xử lý hợp vệ sinh”.

Là xã thuần nông, nhờ sản xuất rau an toàn, thu nhập của người dân ngày một nâng cao. Theo tính toán, hiệu quả kinh tế từ trồng rau đạt khoảng 600-800 triệu đồng/ha/năm, gấp 8-10 lần so với trồng lúa. “Giá cà pháo đầu mùa khá cao, tôi bán tại ruộng được 10.000 đồng/kg. Mới bắt đầu bói quả nên 5 ngày tôi hái 1 lần, mỗi lần được 60kg/sào. Dự kiến, khi cà chín rộ, năng suất có thể đạt 1 tạ/sào/lần thu hái, sau mỗi vụ (khoảng 2 tháng), nếu chăm sóc tốt, có thể thu được 10 triệu đồng/sào” - bà Nguyễn Thị Hòa cho biết.

Điều đáng mừng là rau an toàn thôn Phú An (xã Thanh Đa) đã được Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội cấp chứng nhận chất lượng rau an toàn, được đăng ký mã số, mã vạch để quản lý, bước đầu tạo được uy tín, thương hiệu tại thị trường Hà Nội.

Trước nhu cầu sử dụng rau sạch ngày một tăng cao, nhiều hộ dân Phú An đang mạnh dạn xây dựng hệ thống nhà lưới để sản xuất. Nhà lưới giúp cây rau bớt phải trực tiếp chống chịu mưa nắng, ngăn sâu bệnh phá hại, điều tiết nước tưới qua hệ thống phun mưa..., nhờ đó năng suất, chất lượng rau tăng, giảm sức lao động và các chi phí khác. Xã Thanh Đa chỉ đạo Hợp tác xã Nông nghiệp Phú An, các hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cây, con giống mới vào sản xuất. UBND xã cũng đang liên kết với các công ty, doanh nghiệp triển khai hệ thống nhà kính sản xuất rau an toàn. Dự án thành công sẽ là điều kiện thuận lợi để nông dân thôn Phú An tiếp cận với quy trình sản xuất mới, tạo ra nhiều sản phẩm an toàn, đáp ứng rộng rãi nhu cầu tiêu dùng.
Theo Nguyễn Mai/Báo HNM.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập554
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,949
  • Tổng lượt truy cập92,036,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây