Học tập đạo đức HCM

Thầy giáo U60 mê mẩn trồng mai

Thứ hai - 22/05/2017 11:13
Từ việc học tập, nghiên cứu chuyên môn để giảng dạy môn Sinh học, anh Dương Kim Sơn SN 1966, giáo viên Trường THPT Lê Thành Phương (huyện Tuy An, Phú Yên), dần mê rồi phải duyên với cây hoa mai nhiều năm nay.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất cát ven biển xã An Chấn, sau khi hết phổ thông, anh vào học ở khoa Sinh học, Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh về công tác tại Trường THPT Lê Thành Phương từ năm 1990 đến nay. Đồng lương giáo viên những năm mới ra trường còn quá thấp so với mức chi tiêu của cả một gia đình nên anh vừa dạy học vừa làm thêm nhiều công việc để tăng thêm thu nhập. Trong số nhiều việc anh cho rằng “không đâu vào đâu đó”, anh bén duyên, theo đuổi đến bây giờ là nghề trồng cây cảnh, trong đó mê nhất là cây mai.

 thay giao u60 me man trong mai hinh anh 1

Anh Dương Kim Sơn đang chăm sóc mai kiểng - Ảnh: TẤN TRỰC

Anh Sơn chia sẻ: “Niềm đam mê trồng cây cảnh, trồng mai một phần lớn cũng do nghề nghiệp chuyên môn tạo nên. Những kiến thức học được ở trường, từ việc giảng dạy, rút kinh nghiệm thôi thúc mình thử nghiệm bằng thực tiễn, vậy là mình làm”. Đầu tiên, anh trồng các loại cây bon sai, nhất là cây sanh. Cùng với phong trào cả nước chơi cây sanh vào thời điểm những năm 2000, anh Sơn quan niệm, mình không có vốn, không đủ sức chơi những cây đại kiểng, nên chơi những cây nhỏ, thế là anh bắt tay vào trồng sanh con.

Đầu tư chăm sóc tốt, 3 năm sau, anh có được một vườn sanh nhỏ với gần 200 cây. Anh bỏ công tự tay làm chậu, đi núi lấy đá ong thuê xe chở về, ngồi đục đẽo cưa cắt ghép rồi lên đời cho cây. Gần 3 tháng sau, anh đã có một vườn sanh kiểng tương đối hoàn chỉnh và là một trong những vườn sanh có số lượng, giá trị nhất huyện Tuy An lúc bấy giờ. Khi cây đã đủ thế, tán cành, mang hình dáng cổ thụ với cách phối cảnh cây đứng trên thế sườn núi đá, dưới gốc có hoa cỏ nước, được nhiều người chơi cây trong vùng trả giá cao thì cũng là lúc cây sanh bỗng rớt giá thê thảm.

Mặc dù vậy, vườn sanh bên hiên nhà anh Sơn ngày một lớn, ra dáng đẹp. Nhiều người trong vùng thấy cây đẹp đã mua về trưng chơi. Đến nay, dù cây sanh không có giá trị cao như trước nhưng anh Sơn cũng đã bán hết vườn sanh của mình rồi chuyển sang trồng mai.

Cách đây 5 năm, anh Sơn bắt đầu đầu tư trồng mai. Ban đầu, anh ra tận vùng mai An Nhơn (Bình Định) để tham khảo, học hỏi những nhà vườn và chọn giống mai đẹp về trồng. Xung quanh nhà đất vườn rộng, năm đầu anh ươm trồng 250 cây con, năm sau trồng tiếp 250 cây nữa. Điều đáng quý là anh tự tay đúc chậu, thuê cộ bò chở cát động về làm đất vô chậu, rồi đầu tư hệ thống tưới tự động. 500 gốc mai phát triển tốt, đến nay tất cả đều thành dáng thế và cho hoa. Trăn trở làm sao tạo cho cây mai có một dáng thế riêng so với những vườn mai khác, anh đã chọn nhiều cây mai đẹp tạo thành dáng mai thác đổ. Điều anh Sơn đang nghiên cứu và mong muốn nhất là làm sao để mai phát triển, ra hoa trái mùa theo ý của mình. Bên cạnh đó, anh cũng đang tìm những giống đẹp, lạ về ươm, ghép để vườn mai của mình thêm giá trị. Có như thế mới tạo được nét riêng vì thị trường mai Phú Yên khá đa dạng.

Ông Lê Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thành Phương, nhận xét: Thầy Sơn là một giáo viên lâu năm, tổ trưởng tổ chuyên môn tâm huyết với nghề. Ngoài giờ lên lớp, thầy còn tranh thủ thời gian vận dụng chuyên môn của mình vào việc trồng cây cảnh. Việc làm này vừa nâng cao chuyên môn, vừa tạo không gian nhà đẹp, vừa có thêm thu nhập cho gia đình, rất đáng khích lệ.

 
Theo Đào Tấn Trực (Báo Phú Yên)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay39,076
  • Tháng hiện tại880,277
  • Tổng lượt truy cập93,257,941
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây