Cả tỉnh có 13 hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3; 41,5 km sông Đà, 73,5 km sông Lô có công trình thủy điện phía thượng nguồn đảm bảo an toàn mưa lũ, chất lượng nước được đánh giá tốt nhất miền Bắc; sản phẩm cá sông Đà, sông Lô được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh có trên 80 cơ sở nuôi cá lồng, tập trung tại các địa phương: TP Việt Trì, các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh, Đoan Hùng. Các loại cá nuôi chủ yếu: trắm đen, trắm cỏ, cá tầm, rô phi, ngạnh sông, lăng nghệ, điêu hồng, trê, nheo, lóc đầu nhím, lăng đuôi đỏ, lăng, chim trắng, chiên, chép và một số loại cá khác.
Nuôi cá lồng tại Phú Thọ mang lại hiệu quả cao - Ảnh: Quỳnh Văn
Nhằm phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế, tỉnh Phú Thọ đã có các chính sách hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng, như: Hỗ trợ kinh phí triển khai 3 dự án phát triển cá lồng theo hướng cận đô thị tại huyện Đoan Hùng, Thanh Thủy, Tam Nông; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 14/12/1014 về chính sách hỗ trợ phát triển cá lồng từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 14/12/1014 về chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển cá lồng. Việc ban hành và triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đến 20/4/2016 toàn tỉnh đã phát triển mới 1.204 lồng nuôi thâm canh trên sông và hồ chứa (thể tích 100 m3/lồng), trong đó tỷ lệ nuôi cá đặc sản như: lăng, chiên, nheo, trắm đen... chiếm 47%; tổng sản lượng cá lồng năm 2015 đạt 3.000 tấn, chiếm 10% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh (năm 2016 ước trên 5.000 tấn).
Để đảm bảo nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, Phú Thọ đã chỉ đạo quản lý chặt chẽ phát triển nghề nuôi đối tượng này. Cụ thể: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chi tiết nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa giai đoạn 2015 - 2020; ban hành thủ tục hành chính đăng ký chứng nhận bè cá. Lập hồ sơ và cấp mã số 100% số lồng nuôi trên địa bàn phục vụ công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
Tuy nhiên, việc phát triển nuôi cá lồng hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Thọ cho rằng, nuôi cá lồng cần vốn rất lớn (khoảng 200 triệu đồng/lồng/chu kỳ nuôi), trong khi việc tiếp cận nguồn vốn vay của người dân gặp khó khăn. Cùng đó, giống đặc sản phục vụ nhu cầu nuôi của người dân chưa chủ động, chủ yếu phải nhập khẩu qua đường tiểu ngạch; giá cả thức ăn thủy sản luôn có xu hướng tăng nên rất khó khăn trong việc giảm giá thành sản phẩm. Chưa kể, hàng rào kỹ thuật nội địa chưa chặt chẽ nên sản phẩm được kiểm soát về chất lượng không có lợi thế hơn sản phẩm không có kiểm soát chất lượng, khâu tiêu thụ phụ thuộc hệ thống thương lái, giá trị còn nằm nhiều ở khâu trung gian… Chính những trở ngại này đã khiến sự phát triển nuôi cá lồng chưa thật sự bền vững.
>> Theo tính toán chung, lợi nhuận đem lại đối với mô hình nuôi cá tầm trong lồng đạt 80 - 100 triệu đồng/m3lồng; cá điêu hồng 40 - 60 triệu đồng/m3 lồng; cá lăng 40 - 50 triệu đồng/m3 lồng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;