Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng sản phẩm sinh học giảm ô nhiễm môi trường

Thứ ba - 12/12/2017 04:30
Tỉnh Bình Phước triển khai Dự án do Bộ KH&CN giao và sử dụng công nghệ từ Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) trực tiếp chuyển giao nhằm mục tiêu xây dựng được mô hình sản xuất các chế phẩm sinh học Hudavil và phân bón Hudavil Bình Phước từ các chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại địa phương.
Ung dung san pham sinh hoc giam o nhiem moi truong hinh anh 1

Sản phẩm từ công nghệ Hudavil đã được chuyển giao cho tỉnh 

Được biết, dự án có tên là “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học Hudavil và sản xuất phân bón Hudavil Bình Phước từ các chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Bình Phước”, đã được Bộ KH&CN phê duyệt triển khai từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2020, do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Bình Phước thực hiện.

Ông Trịnh Kiều Dung – Chủ nhiệm Dự án cho biết, theo đánh giá của các chuyên gia, việc triển khai Dự án sẽ tạo ra hiệu quả kép. Dự án sẽ góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Trung ương và địa phương về tập trung “tái cấu trúc” ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất “nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao”. Đồng thời, sẽ xử lý ô nhiễm nguồn chất thải sau sản xuất tinh bột sắn và tái chế nguồn chất thải để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh (hiện thiếu hụt 429.568 tấn/năm so với nhu cầu tối thiểu). Đưa tiến bộ KH&CN về sinh học đến với bà con nông dân vùng sâu vùng xa, giảm chi phí phân bón, tăng hiệu quả kinh tế và sản xuất nông nghiệp bền vững. Không chỉ các địa bàn xây dựng mô hình mà còn nhân rộng ra các loại cây trồng khác với quy mô lớn hơn.

Nói về công nghệ chuyển giao, ông Dung cho biết, công nghệ Hudavil cho phép cơ sở tiếp nhận làm chủ hoàn toàn trong quá trình sản xuất dịch men vi sinh và tạo ra sản phẩm (bao gồm dây chuyền, thiết bị, kỹ thuật, bí quyết sản xuất). Mỗi modul của công nghệ Hudavil cho phép mỗi ngày xử lý 100 tấn chất thải rắn của các nhà máy. Đây là kết quả nghiên cứu của các đề tài dự án cấp Quốc gia do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên chủ trì. Hudavil đã được cấp bằng độc quyền về Giải pháp hữu ích và có 5 nhãn hiệu, kiểu dáng độc quyền. Dự án này sẽ sử dụng 8/12 chủng vi sinh vật hữu ích đã được tuyển chọn của các nghiên cứu nói trên. Hudavil tạo ra 6 loại sản phẩm phân bón sinh học và vi sinh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép sản xuất, lưu thông ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay và đã nhận được nhiều giải thưởng về KH&CN.

 

Ông Đoàn Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHKT Bình Phước cho rằng, mô hình này rất thích hợp áp dụng ở Bình Phước khi mỗi ngày 6 nhà máy tinh bột sắn thải ra 350 – 500 tấn vỏ lụa, sắn vụn. Việc đầu tư xây dựng ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn, bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc xử lý triệt để chất thải rắn thải ra môi trường gây ô nhiễm còn tận dụng được sản phẩm sau xử lý cho việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, đặc biệt giá thành rẻ hơn so với than bùn.
 

Dự kiến, các loại phân bón Hudavil được bán ra thị trường giảm 15 - 20% giá thành so với các loại phân bón khác tương đương. (Giá than bùn tại Bình Phước trung bình khoảng 600.000đ/tấn còn giá của sản phẩm sau xử lý chất thải của nhà máy tinh bột mì vào khoảng 150.000đ/tấn (trong đó 50.000đ cho xử lý sơ bộ và lựa chọn, 100.000đ cho cước phí vận chuyển). Đơn vị tiếp nhận công nghệ sẽ làm chủ được quy trình sản xuất dịch men vi sinh vật trên thiết bị liên hoàn, mật độ tế bào vi sinh vật đạt 109 - 1010CFU/ml và đủ khối lượng để xử lý chất thải ở quy mô sản xuất công nghiệp. Công nghệ (bao gồm kỹ thuật và thiết bị) còn cho phép sản xuất ra các chế phẩm vi sinh giúp bà con nông dân tự xử lý chất thải gia súc, gia cầm ở quy mô hộ gia đình, đồng thời xử lý tốt hơn nguồn nước thải ở các hồ sinh học của các nhà máy sản xuất tinh bột sắn.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã có kết quả bước đầu. Ngoài những kết quả như trên đã đề cập, dự kiến sẽ có 5 mô hình ứng dụng (sản phẩm do công nghệ tạo ra) cho 5 loại cây trồng chủ lực (cây ăn quả, sắn, cà phê, hồ tiêu, điều). Mỗi mô hình tối thiểu 50ha tại 5 huyện miền núi tỉnh Bình Phước (Phú Riềng, Phước Long, Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh) với năng suất tăng 10 - 15%, lợi nhuận tăng 20 - 30% so với đối chứng. Dự án cũng sẽ đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở làm chủ công nghệ sản xuất, tập huấn kỹ thuật cho 150 lượt người dân.

Theo Lệ Chi/vtc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập530
  • Hôm nay92,916
  • Tháng hiện tại829,026
  • Tổng lượt truy cập93,206,690
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây