1. Bọ gạo
- Bọ gạo thuộc lớp côn trùng (Insecta), chúng có kích thước nhỏ và hình dạng hơi giống như “hạt gạo” nên gọi là “bọ gạo”.
- Bọ gạo thích bơi lội trong nước, thỉnh thoảng lại ngoi lên mặt nước để thở, chúng có thể di chuyển “bay” từ ao này đến ao khác.
- Ở giai đoạn cá bột và cá hương, bọ gạo hút máu cá làm suy kiệt sức khỏe, có thể dẫn đến cá chết.
- Cách tiêu diệt đích hại:
+ Lợi dụng tập tính ngoi lên mặt nước của bọ gạo theo chu kỳ mà ta dùng dầu hỏa (dầu lửa) hoặc dầu Diezel để tiêu diệt chúng.
+ Chúng ta đổ dầu vào một khung hình chữ nhật nổi trên mặt nước (làm bằng ống nước, bằng tre) rồi kéo di chuyển chậm chạm khắp mặt ao. Lúc này bọ gạo ngoi lên mặt nước tiếp xúc với dầu hỏa sẽ chết.
+ Lưu ý, khi sử dụng dầu hỏa không nên sử dụng vào lúc sáng sớm (lúc cá nổi đầu) hay sử dụng vào lúc chiều tối (làm giảm oxi). Sử dụng vào lúc 9-15h, lúc trời không mưa là tốt nhất.
2. Bắp cày
- Bắp cày thuộc lớp côn trùng là ấu trùng cà niễng, chúng thường sống đáy, thỉnh thoảng lại ngoi lên mặt nước để thở.
- Khi bình thường bắp cày tỏ ra chậm chạm, khi gặp cá con chúng hoạt động rất nhanh.
- Tác hại lớn nhất của bắp cày là ăn thịt cá bột và cá hương, loài có tập tính sống đáy và cả loài sống ở tầng trên.
- Biện pháp diệt trừ bắp cày: Dùng vợt để bắt do bắp cày có tập tính sống đáy, ít hoạt động khi không có con mồi.
3. Nòng nọc và ếch nhái
- Nòng nọc và ếch nhái là những địch hại nguy hiểm ở giai đoạn cá con.
- Đặc điểm của nòng nọc là chúng rất tích cực bắt mồi, có cường độ dinh dưỡng mạnh, ăn nhiều cá con nhất là ở giai đoạn cá bột và cá hương nên làm giảm tỷ lệ sống của cá.
- Biện pháp tiêu diệt nòng nọc, ếch nhái:
+ Nòng nọc thường tập trung ở đầu nguồn nước mới cấp và sinh sản rất nhanh vào đầu mùa mơi. Lợi dụng đặc tính này mà ta có thể theo dõi để vớt trứng.
+ Dùng lưới kéo(có mắt lưới thích hợp) nhẹ nhàng, chỗ có nòng nọc nhiều, tránh làm khuấy động đến cá con trong ao.
4. Rắn nước
- Rắn nước ăn cá con chủ yếu ở giai đoạn cá hương, cá giống và ếch nhái thì rắn nước rất ưa thích.
- Biện pháp tiêu diệt:
+ Phát quang bụi rậm làm cho rắn nước không có nơi ẩn mình
+ Tìm và tiêu diệt chúng, khi thấy tiếng kêu của nháy từ chạy ra ao vì lúc này rắn đang ăn con mồi nên di chuyển rất chậm.
5. Các loại cá dữ
- Cá dữ là vấn đề đặc biệt lưu ý trong quá trình ương nuôi cá con. Các loài cá dữ điển hình ăn cá con nhiều nhất thường là giống cá lóc, cá trê… Chúng thường ăn thịt cá bột, cá hương và cả cá giống. Tùy theo kích thước cá dữ mà chúng ăn thịt cá con mạnh ở những giai đoạn khác nhau.
- Ngoài cá lóc, có những loài cá ăn thịt cá bột như cá rô đồng, cá rồng rồng, chúng ăn thịt cá bột rất mạnh.
- Biệt pháp tiêu diệt:
+ Cắm câu.
+ Câu cá bằng cách kéo mồi chạy trên mặt nước.
6. Chim còng cọc
Chim còng cọc là loài ăn cá con rất dữ, chúng có thể ăn hơn 100 con cá mỗi ngày. Tuy nhiên đây là loài chim nằm trong sách đỏ của Việt Nam nên chúng ta đừng tiêu diệt chúng mà hãy dùng các biện pháp xua đuổi nó đi như: Dùng nạn ná thun để bắn xua đuổi; Giăng lưới, còng cọc thấy sẽ không dám xuống (lưới mắt to, then 3); Treo lon trên dây giăng ngang ao, khi thấy còng cọc tới kéo dây, lon kêu sẽ làm chúng hoảng sợ và bay đi.
Nguồn Kỹ thuật nuôi trồng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã