Học tập đạo đức HCM

Giá lúa bằng... giá rơm

Thứ hai - 01/07/2013 05:26
Thời gian gần đây, nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như ngồi trên lửa khi giá lúa tươi nhiều nơi chỉ còn 3.500 đồng/kg. Càng chua xót hơn khi cái giá rẻ mạt này đang ngang với giá rơm – thứ phế phẩm lâu nay chỉ dùng để đốt hoặc làm thức ăn cho trâu, bò…

Trồng lúa để… thu rơm

Người dân xã Tân Xuân “tự cứu mình” bằng cách nuôi bò để tận thu rơm.

Ông Trần Văn Nở - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Xuân (huyện Ba Tri, Bến Tre) cho biết, gần 7.000 con bò ở địa phương này đang từng bước giúp người dân thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. “Trồng lúa nếu chỉ bán thóc thì dân vùng này thua lỗ nhiều lắm. Cái khó ló cái khôn, người dân dùng rơm để tăng đàn bò. Hầu như hơn 1.000ha đất lúa ở vùng này, sau khi thu hoạch thì rơm rạ đều được thu hoạch để dự trữ cho bò. Vụ đông xuân, rơm có giá đến 7 triệu đồng/ha. Vụ hè thu do có mưa, chất lượng rơm hơi kém nên giá thấp hơn chút đỉnh” – ông Nở nói.

Theo tính toán của người dân Tân Xuân, mỗi vụ lúa tiền lãi từ hạt thóc đang thấp hơn rất nhiều so với “đồ bỏ đi” là rơm rạ. Lão nông Cao Văn Em – ngụ ấp Tân Thị, xã Tân Xuân nói: “Mấy vụ lúa vừa rồi ai làm huề vốn là may rồi. Như nhà tôi thu rơm về nuôi bò, thì nhờ rơm mới lời 30% chứ không phải là nhờ hạt lúa. Nếu lúa bán không được, thì đừng nói cho vịt, chúng tôi xay ra cho bò ăn cũng được, vì dù gì bò sữa cũng cần bổ sung thức ăn giàu tinh bột”. Hàng xóm của ông Em là anh Nguyễn Thanh Phúc, nhà nuôi 7 con bò cũng đang tính tới giải pháp xay thóc cho bò ăn.

Rơm rạ lên ngôi

Vài năm nay, thu hoạch xong thay vì đốt rơm để vệ sinh ruộng đồng thì nông dân thường tận thu bằng cách bán luôn rơm ngay tại ruộng. Rơm khô được người ta thu mua về làm nấm rơm, chế biến các sản phẩm thủ công, chất thành cây dự trữ cho trâu bò ăn. Đối với nhiều vựa mua bán rơm chuyên nghiệp, thứ tưởng chừng như vứt đi này được bán để lót các sản phẩm gốm sứ cao cấp, hoặc bán cho các doanh nghiệp mua bán trái cây. Tuy nhiên, do rơm là mặt hàng quá cồng kềnh, khó vận chuyển nên chỉ những đám ruộng gần đường giao thông thì mới có người mua rơm.

Ông Nguyễn Văn Quang – thương lái chuyên thu mua dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc cho biết: “Thứ này trước đây người dân cho không, vì nếu vụ nào cũng đốt thì không tốt cho đất. Nhưng giờ, họ tận thu để kiếm thêm thu nhập. Mỗi lần xuất đi 1 xe dưa ra Móng Cái, tôi phải lót khoảng 1 tấn rơm để dưa không bị giập. Hiện giá rơm tại vựa là 3.500 đồng/kg, ngang với giá lúa”.

Ở ĐBSCL, lúa thì nhiều nhưng không phải nhà nào cũng nuôi bò hay vịt. Người trồng lúa buộc phải bán cho thương lái để thu hồi vốn.

Theo ông Nguyễn Công Liễng (thường gọi là Tám Rơm) là chủ vựa rơm khá lớn ở Quốc lộ 1 (Thủ Thừa, Long An), thực tế chủ ruộng bán rơm với giá khá thấp, nhưng do thu hoạch rơm tốn quá nhiều chi phí, nhất là công bốc vác, nên thành ra giá rơm ra tới vựa đội lên rất nhiều.

“Sau khi tập kết rơm tại bờ ruộng, chúng tôi có máy quấn thành từng lọn, quy cách 11kg/lọn. Mỗi tháng tôi cung cấp rơm cho các xe chở dưa với số lượng gần cả trăm tấn rơm. Các vựa rơm như tôi thu hút lao động phổ thông khá nhiều, thu nhập khoảng 150.000 đồng/người/ngày”. Theo khảo sát của chúng tôi, đoạn Quốc lộ 1A từ Thủ Thừa đến cầu Bến Lức dài non 10km có khoảng chục vựa rơm lớn nhỏ đang hoạt động.

Theo các thương lái rơm, mỗi ha lúa hiện nay cho thu hoạch khoảng 2 – 2,5 tấn rơm, được nông dân bán với giá 1 triệu đồng/ha. “Chúng tôi thường bồi dưỡng vài trăm ngàn đồng cho mấy anh điều khiển máy gặt đập liên hợp. Chỉ cần họ hạ lưỡi cắt thấp xuống chừng 2 tấc, mỗi ha sẽ thu được 3 – 3,2 tấn rơm. Rơm càng dài, càng có giá” – một thương lái “bật mí”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay29,348
  • Tháng hiện tại207,915
  • Tổng lượt truy cập90,271,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây