Hiện mỗi năm trong nước mới sản xuất được 3.000 cặp tôm sú giống bố mẹ (đáp ứng được 10% nhu cầu tôm giống bố mẹ), còn tôm thẻ chân trắng bố mẹ phải nhập khẩu 100%.
Chi hơn 200 tỷ đồng nhập tôm bố mẹ mỗi năm
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), trung bình mỗi năm Việt Nam cần đến 130 tỷ con tôm giống thương phẩm để phục vụ nuôi trồng, trong đó có 100 tỷ tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ tôm sú. Ông Phạn Anh Tuấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, nhu cầu mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu khoảng 180.000 tôm thẻ chân trắng giống bố mẹ (riêng năm 2014 đã nhập ít nhất 248.000 con), chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Singapore, Indonesia, Thái Lan. Nếu tính trung bình mỗi con tôm giống bố mẹ từ 40 – 50USD, mỗi năm các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng phải bỏ ra khoảng 10 triệu USD, tương đương hơn 200 tỷ đồng. Từ nguồn tôm bố mẹ, các DN sản xuất ra tôm giống thương phẩm với khoảng hơn 100 tỷ con tôm giống mỗi năm, nếu tính trung bình 70 đồng/con, tổng giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng. Trừ chi phí, mỗi năm các công ty chuyên sản xuất con giống thu khoảng 4.000 tỷ đồng.
Ông Cự cũng cho hay: Theo tính toán tỉ lệ tại trang trại nuôi của tôi, trung bình cứ 1.000 cặp tôm giống vào thời điểm sản xuất thì cứ một ngày đẻ được khoảng 50 triệu con tôm pos, nhưng trong đó tỉ lệ sản xuất thành công chỉ đạt khoảng 10 triệu con tôm giống.
Theo đánh giá của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận, hiện nay người sản xuất tôm giống tuy có trình độ cao nhưng vẫn mạnh ai nấy làm, chất lượng con giống cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Các DN sản xuất giống tuy có giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký chất lượng, đăng ký nhãn hiệu bao bì đầy đủ nhưng khi xuất bán thì lại không đóng gói bao bì, nhãn mác của mình theo quy định...
Người nuôi gánh chịu hậu quả
Tại một hội nghị về chất lượng tôm thẻ chân trắng mới đây tổ chức tại Bình Thuận, trả lời câu hỏi thắc mắc của ông Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thuỷ sản Nam Miền Trung: “Hiện tôm bố mẹ của CP bán cho các DN nếu có dịch bệnh làm cho người nuôi thiệt hại thì CP có chịu trách nhiệm?”, đại diện Tập đoàn CP (Thái Lan) là ông Robins cho rằng: CP chỉ đảm bảo chất lượng tôm khi xuất ra khỏi trại, còn sau khi đã có khách hàng nhận thì CP không chịu trách nhiệm nữa. Ai biết được khi ra khỏi trại, trong quá trình vận chuyển đó có phải tôm của CP không hay lại bị trộn tôm khác...
Cách trả lời của đại diện CP nghe có vẻ có lý nhưng thực tế, họ chỉ biết phần của họ chứ họ chẳng quan tâm tới DN sản xuất tôm giống thương phẩm và người nuôi tôm. Thậm chí, họ còn có “quyền” không bán tôm bố mẹ ra ngoài, mà thực tế là từ năm 2012 trở về trước họ chỉ bán tôm bố mẹ cho hệ thống của CP ở các nước. Sở dĩ CP có “quyền” lớn như vậy vì CP đang chiếm thị phần rất lớn ở ngành. Trả lời phóng viên NTNN, ông Yutana Thongphur – Phó Tổng Giám đốc cao cấp của Tập đoàn CP cho biết, chỉ riêng lĩnh vực giống, hiện CP đang chiếm từ 30-40% lượng con giống thương phẩm bán cho người nuôi ở Việt Nam mỗi năm.
Là giám đốc một trong những công ty lớn của Việt Nam sản xuất tôm giống, ông Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, hiện DN trong nước sản xuất tôm giống đang phải tự “gồng mình” đối trọng với các DN nước ngoài để hạ giá thành tôm giống, đảm bảo quyền lợi cho người nuôi. “Chúng tôi hoàn toàn có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư nghiên cứu tôm giống bố mẹ, nhưng hiện cơ chế phối hợp với các đơn vị nghiên cứu của Việt Nam còn nhiều thủ tục phức tạp. Chỉ cần nhà nước có chính sách ưu đãi cho DN trong nước về đất đai, thuế… chúng tôi tin sẽ có nhiều DN sẵn sàng bỏ tiền để nghiên cứu tôm giống bố mẹ” - ông Anh khẳng định.
Tiếp xúc với phóng viên NTNN, nhiều người nuôi tôm phản ánh, tình trạng tự nghiên cứu từ tôm bố mẹ nhập về như Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3 từng làm nhưng thất bại đã khiến người nuôi hú vía.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;