Học tập đạo đức HCM

Nàng Thương 9 là giống lúa chủ lực tại Quảng Ngãi

Thứ ba - 24/04/2018 04:36
Được đưa vào sản xuất thử nghiệm trên diện tích 0,5ha trên địa bàn xã Bình Nguyên 2 (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), giống lúa Nàng Thương 9 của Cty CP tập đoàn Điện Bàn đang chứng minh được những ưu điểm so với các giống lúa khác trồng cùng thời điểm.
Lúa Nàng Thương 9 chống chịu tốt với khí hậu, ít sâu bệnh và cho năng suất cao

Từ thành công này, Nàng Thương 9 hy vọng sẽ trở thành giống lúa chủ lực không chỉ trong địa bàn huyện Bình Sơn mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi trong tương lai.

Mặc dù trong vụ ĐX vừa qua, điều kiện thời tiết ở Quảng Ngãi không thuận lợi khi có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài nhưng với khả năng chống chịu cao, giống lúa Nàng Thương 9 vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.

Theo kết quả khảo nghiệm tại HXT Bình Sơn 2, giống lúa nói trên đạt năng suất thực thu 75,9 tạ/ha, cao hơn rất nhiều so với các giống lúa đã từng canh tác ở địa phương này trước đây.

Ông Võ Văn Sơn (Phước Bình, Bình Nguyên 2), một trong những nông dân thực hiện mô hình thử nghiệm trồng giống lúa Nàng Thương 9 cho biết: “Tôi rất hài lòng về giống Nàng Thương 9. Vụ ĐX vừa qua, thời tiết vô cùng khắc nghiệt nên lá của các giống lúa khác bị chuyển màu nhưng Nàng Thương 9 vẫn không ảnh hưởng. Điều này cho thấy khả năng chống chịu của giống với điều kiện khí hậu ở địa phương rất tốt. Bên cạnh đó, thân cây cũng rất cứng nên không có hiện tượng đổ ngã”.

Cũng theo ông Sơn, ngoài việc thích ứng tốt với thời tiết thì Nàng Thương 9 còn ít bị nhiễm sâu bệnh hơn so với các giống lúa mà ông trồng trước đây, đặc biệt là bệnh rầy nâu và đạo ôn. Đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện hai bệnh này xuất hiện trên Nàng Thương 9.

“Vừa rồi tôi đã gặt thử và kiểm tra được năng suất của giống lúa này cao hơn giống thông thường trên 10 tạ/ha. Thấy nhiều điểm lợi từ Nàng Thương 9 nên trong vụ HT tới, tôi sẽ tiếp tục trồng giống lúa này để khẳng định hiệu quả một lần nữa”, ông Sơn chia sẻ.

Chứng kiến hiệu quả của mô hình trồng thử giống lúa Nàng Thương 9, ông Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Nguyên cho rằng, đây là giống lúa có năng suất rất cao nên cần phát huy những ưu điểm của giống và hiệu quả đã đạt được.

“Hiện người dân địa phương đang sử dụng các bộ giống lúa của huyện đưa và và chưa có đổi mới. Năng suất bình quân chỉ khoảng 60 tạ/ha. Qua tham quan mô hình Nàng Thương 9, tôi thấy năng suất rất đạt yêu cầu lại canh tác dễ hơn các giống khác đang sử dụng nên rất muốn phía Trạm BVTV huyện phối hợp với Chi cục Trồng trọt - BVTV tham mưu với huyện để đề xuất đưa vào bộ giống chủ lực”, ông Dũng nói.

Cũng với mong muốn trên nhưng để khẳng định hiệu quả một lần nữa, ông Nguyễn Văn Do, Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Quảng Ngãi đề xuất phía Cty Cổ phần tập đoàn Điện Bàn trồng thử nghiệm trên vùng đất cát và ở các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ngãi vụ HT tới.

“Tôi ghi nhận hiệu quả của giống Nàng Thương 9 trong vụ ĐX ở Bình Nguyên vừa qua và sẽ về báo cáo lại với huyện. Trong vụ tiếp theo, tôi cũng rất mong muốn phía Cty hỗ trợ, giúp đỡ bà con trồng thêm một vụ nữa ở những vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng khác để xem khả năng sinh trưởng, phát triển của giống thế nào. Nếu hiệu quả thì bà con sẽ nhận thấy được và lựa chọn làm giống để canh tác”, ông Do đề nghị.

Ghi nhận và đồng tình với đề xuất từ phía đại diện Chi cục Trồng trọt - BVTV Quảng Ngãi, ông Nguyễn Hữu Thạnh, Chủ tịch HĐQT, Cty CP tập đoàn Điện Bàn đồng ý sẽ giúp đỡ và hỗ trợ tận tình cho bà con nông dân thực hiện thử nghiệm mô hình trồng lúa Nàng Thương 9 trong vụ HT tới trên các chất đất khác ở tỉnh.

“Nàng Thương 9 không chỉ trồng thử nghiệm ở tỉnh Quảng Ngãi mà còn ở nhiều tỉnh thành khác ở miền Trung, Tây Nguyên. Ở các vùng khác giống cũng phát triển rất tốt nên tôi tin rằng, trong vụ HT tiếp theo, Nàng Thương 9 sẽ khẳng định được hiệu quả để bà con càng tin tưởng hơn.

Ngoài ra, nếu bà con chấp nhận và đưa vào sản xuất giống với diện tích lớn thì phía Cty chúng tôi đảm bảo sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm được làm ra với giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường của các giống khác nên yên tâm về đầu ra”, ông Thạnh cho biết.

Theo Lê Khánh (nongnghiep.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập513
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,615
  • Tổng lượt truy cập92,020,344
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây