Học tập đạo đức HCM

“Nở rộ” xu hướng sản xuất thực phẩm sạch

Thứ ba - 13/09/2016 21:45
Hiện nay, qua nhiều thông tin truyền thông, ý thức của người tiêu dùng về thực phẩm sạch đã tăng lên rất nhiều. Xu hướng sản xuất thực phẩm sạch theo đó cũng “nở rộ”.
 
Tăng tốc phát triển thực phẩm sạch

 “no ro” xu huong san xuat thuc pham sach hinh anh 1

Trồng rau theo phương thức hữu cơ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). L.S

Đa số các nhà đầu tư lao vào thực phẩm sạch hầu hết là thua lỗ, chỉ có một số ít là hoà vốn do có chiến lược và chính sách phù hợp. Như với chúng tôi, phải kiểm soát chất lượng đầu vào nghiêm ngặt và làm theo cách thức chậm và chắc để lấy niềm tin của khách hàng. Làm tới năm thứ 3 rồi, nhưng mới đây chúng tôi mới chỉ khai trương cửa hàng thứ 3”. 

Chị Ngô Thu Hiền 

 

 

Từ bỏ công việc văn phòng, chị Nguyễn Thị Hiên – người sáng lập trang trại OLAM quyết định đầu tư vào chăn nuôi nông sản sạch. Ngoài trang trại nhà mình ở Phú Xuyên (Hà Nội) để nuôi vịt theo cách dân dã, cho ăn các thức ăn tự nhiên, chị Hiên còn phối hợp với trang trại ở xã Tản Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội) nuôi lợn sạch, và một trang trại trồng rau an toàn theo mùa ở Vĩnh Phúc. Chị Hiên cho hay: Từ bỏ công việc văn phòng đi theo hướng sản xuất thực phẩm sạch, mình vẫn hay bị nói là sướng mà không biết đường sướng. Mình sinh ra ở nông thôn, bố mẹ làm nông dân, mình cũng được động viên học để thoát nông, nhưng trước hiện trạng thực phẩm như hiện nay, để bảo vệ gia đình và tạo những sản phẩm sạch, chất lượng cho cộng đồng, mình đã quyết định đầu tư hết vào nông nghiệp”.

Không làm việc liên quan đến nông nghiệp, nhưng khi thấy đồi chè của gia đình mình bao nhiêu năm nay canh tác nhưng không mang lại được giá trị cao nhất của nó, anh Trịnh Xuân Thanh - chủ thương hiệu trà Duy Phát quyết định bỏ việc, quay về giúp gia đình trồng chè theo hướng sản xuất hữu cơ để nâng cao giá trị cây chè. Anh đã đầu tư 600 triệu đồng vào 2ha chè, rồi mày mò tự sản xuất trà một nắng và bột trà xanh. “Trên thị trường, vẫn có sự nhập nhằng giữa chất lượng các loại trà. Trà sản xuất theo cách thông thường và trà sản xuất an toàn không dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản vẫn được đánh giá như nhau. Mình phải làm thế nào để người tiêu dùng thay đổi nhận thức. Nhưng sản xuất nhỏ lẻ, không thể nào đáp ứng được yêu cầu. Đợt tới, tôi sẽ tiếp tục phối hợp với bạn để mở rộng diện tích trồng chè an toàn lên hơn 10ha”  - anh Thanh chia sẻ.

Không chỉ có các đơn vị, cá nhân nhỏ lẻ, các tập đoàn lớn cũng đã đầu tư vào hệ thống sản xuất nông sản sạch. Tập đoàn Vingroup đã đầu tư 2.000 tỷ đồng đẩy mạnh sản xuất rau sạch tại các cánh đồng mẫu lớn tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Củ Chi (TP.HCM) và Long Thành (Đồng Nai).

Và nguy cơ trắng tay, thua lỗ

Đầu tư vào nông nghiệp sạch là xu hướng đang tăng nhanh nhưng các đơn vị sản xuất đều có cùng chung nhận định, đầu tư lĩnh vực này rủi ro cực cao, rất dễ bị thua lỗ, trắng tay. Chị Nguyễn Thị Hiên chia sẻ: Để sản xuất sạch cần đầu tư rất bài bản. Nhưng bắt tay vào làm được thời gian ngắn, tôi gặp nhiều khó khăn nảy sinh. Cụ thể, khi mổ lợn để bán thịt ra thị trường thì chỉ có thịt 3 chỉ, sườn thăn, thịt chân giò là được đặt hàng nhiều, còn thịt vai, thịt thăn mua rất lác đác. Riêng thịt mông, thịt thủ, mỡ và lòng lợn hầu như không bán được. Trong khi đó, đàn lợn không thể nuôi thêm vì cân nặng vượt quá mức cho phép. Chưa kể công mổ lợn, pha phách, đóng túi hút chân không và công giao hàng tận tay người dùng. “Dù rất hăng hái trong việc cung ứng thực phẩm sạch nhưng người tiêu dùng vẫn rất e dè. Trồng rau an toàn cũng vậy, mất rất nhiều công sức chăm sóc, nhưng chỉ cần một trận mưa to là cả vườn rau bị ngập hết, coi như thua lỗ” – chị Hiên cho hay.

Mô hình của chị Ngô Thị Hiền – Chuỗi cửa hàng sạch Thóc Vàng cũng xuất phát từ nông trại cho tới bàn ăn. Chị có một trang trại chuyên sản xuất rau an toàn theo mùa và chăn nuôi lợn, gia cầm sạch ở Hải Dương. Để đầu ra tốt cho sản phẩm, chị Hiền liên tục giới thiệu đến mọi người, rồi tổ chức tham quan mô hình trang trại. Không ít các chủ nhà hàng lên vườn rau của chị đều khen rau ngon, sạch, đủ dinh dưỡng..., nhưng khi thoả thuận mua bán, họ lại mặc cả mức giá tương đương giá của các quầy rau ngoài chợ tạm. Với mức giá này rất khó cho nhà sản xuất vì khi trồng, phải chọn giống tốt, quy trình lại gắt gao, thời gian thu hoạch lâu nên nếu bán ra thị trường phải ở mức giá cao hơn từ 30 – 40% rau thường. Do vậy, sản phẩm làm ra mới chỉ đến được số lượng rất nhỏ những người am hiểu và sẵn sàng chi tiền cho thực phẩm sạch. 

Theo Danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập485
  • Hôm nay81,570
  • Tháng hiện tại817,680
  • Tổng lượt truy cập93,195,344
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây