Làng Phẩm, xã Dương Thành được công nhận là làng nghề tuyền thống của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014. Làng Phẩm từ xa xưa là làng thuần nông, cuộc sống nhiều khó khăn, người dân nuôi ngựa để cày, bừa cung cấp sức kéo, dùng làm thực phẩm và không phân biệt ngựa trắng hay xám, đen...
Nghề nuôi ngựa bạch manh nha phát triển từ khoảng những năm 1996-1997 khi được đánh giá có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có giá trị cao về mặt y học. Tuy nhiên, chỉ gần chục năm nay, nhiều hộ dân làng Phẩm mới giàu lên nhờ nghề nuôi ngựa bạch (hay còn gọi bạch mã) thuần chủng.
Hàng chục hộ đã xây được nhà cao tầng trị giá hàng tỷ đồng, có hộ còn sắm ô tô giá trị trên dưới 1 tỷ đồng.
Hợp tác xã Chăn nuôi ngựa bạch được thành lập năm 2011 gồm 48 hộ dân do anh Dương Văn Huyên làm chủ nhiệm. Anh Huyên (người trong ảnh) cho biết trước đây việc chăn nuôi ở làng Phẩm là tự phát, HTX sau khi thành lập đã phối hợp với các tổ chức chuyên nghành mở nhiều lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Nguyên nuôi, chế biến các thực phẩm từ ngựa bạch từ hàng chục năm nay. Chị Nhiên cho biết giá thành ngựa bạch cao hơn các loại ngựa khác, ngựa đủ tiêu chuẩn nấu cao (tối thiểu đủ 36 tháng tuổi) có giá từ 50 đến 80 triệu đồng, trong khi ngựa thường chỉ có giá khoảng 20 triệu đồng/kg.
Gia đình chị Nguyên không chỉ nuôi mà còn kiêm luôn nghề nấu cao, chế biến các loại thực phẩm từ ngựa bạch. Giò ngựa bạch được coi là đặc sản có giá gần 300 ngàn đồng/kg được trữ trong tủ bảo quản thực phẩm đông lạnh. Chị Nguyên cung cấp thịt, giò ngựa bạch cho nhiều nhà hàng, khách sạn ở TP Thái Nguyên và cả Hà Nội.
Một số gia đình ở làng Phẩm còn có cả kho trữ đông lạnh có thể trữ đông hàng tấn, xương ngựa bạch dùng nấu cao.
Năm 2015, vợ chồng chị Nguyên đã xây được ngôi nhà cao tầng khang trang với hệ thống cây cảnh quý.
Chiếc ô tô có giá 700 triệu đồng của vợ chồng chị Nhiên cũng được mua từ nghề chăn nuôi ngựa bạch. Có 3 hộ thuộc HTX chăn nuôi ngựa bạch làng Phẩm đã sắm được ô tô. Ngựa bạch hiện nay thường được mua từ tỉnh Cao Bằng và một phần nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chị Dương Thi Cúc hiện đang nuôi 5 con ngựa bạch, mỗi năm gia đình chị mua vào, bán ra hơn chục con, thu nhập từ 150 đến 200 triệu một năm. Điểm đặc biệt là hầu hết ngựa bạch ở làng Phẩm không chăn thả mà chỉ nuôi trong chuồng.
Toàn bộ ruộng lúa của gia đình chị Cúc đã chuyển đổi sang trồng cỏ để làm thức ăn cho ngựa bạch. Cũng nhờ chăn nuôi ngựa bạch mà vợ chồng chị đã có tiền đầu tư xây dựng được thêm khu chuống trại nuôi 5 con lợn nái.
Vừa cho ngựa ăn, ông Dương Quang Bách (72 tuổi), Phó chủ nhiệm HTX, hiện có đàn ngựa 5 con trong đó có 1 con ngựa kim, cho biết ngựa bạch rất dễ nhầm với ngựa kim (có giá trị thấp hơn) vì đều có màu trắng. Điểm chung là thức ăn của cả 2 loại ngựa này đều đơn giản là ngô, sắn, cỏ... có sẵn tại địa phương.
Ông Bách cho biết, việc quan trọng trong chăn nuôi ngựa bạch là khâu chọn giống, phải phân biệt được ngựa bạch với ngựa kim (ngựa trắng), ngoài lông da toàn thân màu trắng hồng, mũi, miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục màu hồng đỏ, 4 chân có móng màu trắng ngà.
Một đặc điểm rất quan trọng để nhận biết ngựa bạch là đôi mắt đặc biệt. Mắt ngựa bạch phải có màu trắng, con ngươi phải đỏ rực lên khi gặp ảnh đèn khi trời tối, ông Bách trao đổi thêm kinh nghiệm.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã