Học tập đạo đức HCM

Rau an toàn trên vùng cao

Thứ năm - 08/01/2015 21:21
Từ chỗ chỉ đốt nương làm rẫy, vài năm trở lại đây, đồng bào Thái (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã biết áp dụng KHKT để SX rau an toàn.
Rau an toàn trên vùng cao
Đồng bào Thái chăm sóc rau tại bản Na Tổng, xã Tam Thái

Những cánh đồng rau hàng hóa xanh mướt mắt đang đem lại nguồn thu đáng kể giúp họ thoát nghèo.

TỪ CHỖ RAU LÀ CỦA HIẾM

Cách đây vài năm, do sống dựa vào rừng nên bữa cơm của người dân bản địa tại huyện miền núi cao Tương Dương, chỉ có măng và rau rừng. Muốn có rau xanh, đều phải ra chợ mua các loại rau được đưa từ dưới xuôi lên. Vào chợ thị trấn, hoặc các chợ cóc, chợ tạm ven QL 7 thứ gì cũng có, nhưng chỉ rau xanh là đắt nhất, hiếm nhất.

Một cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tương Dương cho biết: "Điều làm chúng tôi trăn trở nhất là làm sao để người dân tự túc được rau xanh hằng ngày. Bữa cơm của đồng bào, hết măng rừng là rau rừng và cá sông. Cá ở dưới các dòng sông Nậm Nơn, Nậm Mộ trước đây nhiều lắm, cứ chiều chiều ra sông thả lưới vài giờ là có cá ăn cả tuần, nhưng rau xanh mới là của hiếm.

Do tập quán hái lượm và đốt nương làm rẫy, nên mọi thứ dùng làm thức ăn đều khai thác từ rừng. Vườn quanh nhà hầu hết bỏ hoang vì họ chưa quen với việc tự làm các loại rau màu trong vườn nhà mình.

 Khi chúng tôi về công tác tại các bản dọc sông Nậm Nơn, đến bữa ăn cơm với họ, thứ nhiều nhất là cá sông, sang hơn nữa có con gà nấu măng chua. Khách quý thì mới có thêm đĩa rau rừng”.

Giữa năm 2013, Sở KH-CN Nghệ An và Trường ĐH Vinh phối hợp triển khai mô hình SX rau an toàn tại 2 xã Thạch Giám và Tam Thái. Quy mô mô hình thử nghiệm là 2 ha, mỗi hộ dân tham gia mô hình làm trên diện tích 600 m2, được hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật, lưới B40 làm hàng rào bao quanh, hệ thống nước tưới và bể dự trữ nước.

Sau 4 tháng gieo trồng, các loại rau phát triển tốt. Hộ SX hiệu quả nhất đã thu về 15 triệu đồng. Điều đáng mừng là nguồn rau không đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng tại địa phương.

Sau thành công này, xã Tam Thái đã quyết định thành lập HTX Nông nghiệp & dịch vụ để mở rộng diện tích rau an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và ổn định thu nhập cho xã viên.

ĐẾN VÙNG RAU AN TOÀN

Chỉ tay về phía cánh đồng rau xanh bát ngát trước mặt, ông Lô Văn Nhiên, Trưởng bản Na Tổng kiêm Chủ nhiệm HTXNN&DV Tam Thái cho biết: "Trước đây khu vực này là cánh đồng SX 1 vụ lúa, năng suất chưa đến 2,5 tạ/sào. Đến tháng 10/2013, gần 1 ha đất lúa này được 14 hộ dân mạnh dạn trồng thử nghiệm rau an toàn. Để có giống cho thu hoạch dài ngày, chúng tôi quyết định vào Tam Hợp, tìm đến một số hộ người HMông, mua, đổi ít giống rau cải HMông.

Đây là giống rau bản địa, được người HMông gieo trồng trên nương rẫy. Giống cải này có đặc điểm là thân to, cao, lá giòn, ngọt, non được lâu và chống chịu được sâu bệnh cũng như điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Ngoài ra, chúng tôi cũng gieo trồng một số giống rau khác đưa từ dưới xuôi lên như cải ngọt, cải thảo, súp lơ, su hào, cải bắp, rau mùi, cà rốt…

Điều kiện để nhận được sự hỗ trợ từ dự án là các hộ dân chỉ được bón phân hữu cơ, phân xanh, tưới nước sạch, không được sử dụng bất kỳ một loại thuốc BVTV nào nên ai cũng hồ hởi vào cuộc".

Vụ thử nghiệm đầu tiên, chị Lô Thị Giang làm bằng giống cải HMông. Nhờ chăm bón đúng kỹ thuật, được cán bộ cầm tay chỉ việc, sau hơn 1 tháng, chị đã có thu hoạch lứa đầu. Với phương thức trồng gối vụ, trong vòng 4 tháng, chị Giang thu được 4 lứa rau, trừ các chi phí, gia đình chị thu về trên 6 triệu đồng.

10-43-50_dscf9383
Khách vào mua rau tận chân ruộng

Theo ông Lô Khăm Kha, bình quân rau an toàn cho năng suất 8 tấn/ha. Với giá bán tại ruộng 10 nghìn đồng/kg thì hiệu quả thu được khoảng 80 triệu đồng/ha/vụ. Sau vụ rau, đến vụ ớt chỉ thiên, có thêm nguồn thu 50 - 60 triệu đồng/ha nữa.
Như vậy, mỗi ha trồng rau màu ở đây sẽ cho thu nhập trên dưới 130 triệu đồng/năm. Đây sẽ là lời giải cho bài toán thoát nghèo bền vững tại các xã vùng rau.

“Công việc này nói thật là nhẹ nhàng hơn đi làm rẫy cũng như đi làm thuê cho người ta nhiều. Lứa rau nào cũng toàn khách ở thị trấn vào tận ruộng mua với giá 10 nghìn đồng/kg.

Năm nay, dù mới vào vụ được 2 tháng nhưng gia đình tôi cũng thu được 5 triệu đồng rồi. Giờ công việc này chỉ mình tôi làm, chồng đi làm thuê cũng đủ tiền cho 2 đứa con đang học ở thị trấn”, chị Giang chia sẻ.

Cả bản Na Tổng ai cũng khâm phục cách làm rau của chị Vũ Thủy Tinh. Chị Tinh có bố là người ở dưới xuôi lên sinh sống ở đây, lớn lên chị lập gia đình tại bản này.

Năm 2013, chỉ có 600 m2 đất, sau 4 tháng gieo trồng, gia đình chị thu về 15 triệu đồng. Năm 2014, chị nhận thêm 400 m2, dự kiến kết thúc vụ rau năm nay sẽ thu về trên 20 triệu đồng.

“Cán bộ bảo để có rau an toàn thì không được phun thuốc, chỉ dùng phân chuồng ủ kỹ và phân xanh, nên hàng ngày thấy rau có sâu là ta bắt bằng tay thôi. Năm nay ta đã bán được 2 lứa rau, mới được khoảng 6 triệu đồng. Còn khoảng 5 lứa nữa, nếu trời cho ăn thì chắc được hơn 20 triệu đồng đó”, chị Tinh phấn khởi.

Ông Nhiên cho biết, hiện diện tích rau an toàn tại bản Na Tổng đã tăng lên 2 ha. Chỉ cần làm 1.000 m2 rau vụ đông thì mỗi hộ sẽ thu được được khoảng 10 - 15 triệu đồng/vụ. Sau rau vụ đông, bà con sẽ trồng ớt chỉ thiên cũng sẽ thu về khoảng 7 - 8 triệu đồng nữa. Đây là một hướng đi đúng giúp bà con thoát nghèo.

Ông Lô Khăm Kha, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tương Dương cho biết: “Từ nay, dân Tương Dương không còn lo thiếu rau nữa. Việc lồng ghép các chương trình hỗ trợ, chúng tôi đã mở rộng diện tích trồng rau an toàn lên 15 ha, chủ yếu tập trung ở 4 xã Tam Thái, Tam Quang, Thạch Giám, Yên Hòa.

Hiện nay, toàn bộ sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Nhờ đó, rau từ dưới xuôi lên không cạnh tranh được nữa. Điều đáng mừng là, dọc tuyến đường 7, khi đồng bào đem rau ra bán thì người đi đường, cán bộ dưới xuôi lên đây công tác đều mua về làm quà. Chúng tôi sẽ tạo dựng thương hiệu rau an toàn để đem lại nguồn thu ổn định cho người dân”.

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,434
  • Tổng lượt truy cập92,005,163
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây