Học tập đạo đức HCM

Không còn 'rau hai luống, lợn hai chuồng'

Thứ hai - 18/01/2021 02:27
Tại buổi kiểm tra ở Hưng Yên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau khi ban hành Nghị quyết số 43/2017/QH14, hiện không còn tình trạng 'rau hai luống, lợn hai chuồng'.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra tại HTX Chăn nuôi Thịnh Phát ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: HG.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra tại HTX Chăn nuôi Thịnh Phát ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: HG.

Ngăn chặn triệt để việc sử dụng chất cấm

Tại buổi kiểm tra về nguồn cung thực phẩm và kiểm soát an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán ở Hưng Yên ngày 18/1, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành luôn đảm bảo đầy đủ cả về số lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm; ý thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, đặc biệt sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020. Hiện nay, không còn tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng”.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện cả nước đã phát triển được 1.644 chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn trên toàn quốc; 2.300 sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Theo số liệu của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản được xếp loại A/B đạt 98%, tăng 1% so với năm 2019. Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 72%, tăng 8% so với năm 2019.

Đặc biệt, ngành NN-PTNT đã ngăn chặn triệt để việc sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi, tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm hóa chất, kháng sinh chiếm 0,32%, giảm so với năm 2019 (0,55%); tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi và khai thác nhiễm hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng giảm xuống còn 1,17% so với 1,24% năm 2019.

Các địa phương cũng đã phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào và đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc.

Hiện nay, có 430.000 ha cây trồng được chứng nhận VietGAP với 6.045 doanh nghiệp được chứng nhận; 664 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản 15.833 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 816 trang trại và 1.249 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP, tương đương với sản lượng 608.144 tấn thịt và 315.034 triệu quả trứng.

Hưng Yên đẩy mạnh sản xuất an toàn

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước phù hợp với xu thế hội nhập, đưa sản phẩm ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; đồng thời nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản (rau, quả, thịt, cá) đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020”.

Đề án được triển khai nhằm khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, người lao động đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định, có chất lượng từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Sản phẩm của HTX Thịnh Đạt được truy xuất nguồn gốc. Ảnh: HG.

Sản phẩm của HTX Thịnh Đạt được truy xuất nguồn gốc. Ảnh: HG.

Đến nay toàn tỉnh có 174 cơ sở được chứng nhận VietGAHP, trong đó có 25 cơ sở có sản phẩm chăn nuôi, 11 cơ sở có sản phẩm thủy sản được chứng nhận là sản phẩm an toàn, 2,07 triệu con gia cầm (gà, vịt), 45.800 lợn, 700 con bò, hàng năm cung cấp thị trường trên 32.900 tấn thực phẩm (rau, quả, thịt, cá, các sản phẩm chế biến từ thịt) và 17,125 triệu quả trứng gia cầm an toàn ra thị trường.

Đề án triển khai hỗ trợ sản xuất thực phẩm an toàn là nền tảng công nhận các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, hiện có 19 tổ chức cá nhân của mô hình được UBND tỉnh ra quyết định công nhận với 29 sản phẩm khác nhau được công nhận là sản phẩm đạt OCOP từ 3-4 sao làm cơ sở động lực, xây dựng thúc đẩy mỗi làng, mỗi địa phương có sản phẩm đặc trưng, có ưu thế cạnh tranh, mang lại giá trị kinh tế.

Ông Trần Quốc Toản, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Chăn nuôi Thịnh Đạt ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu cho biết, thời điểm hiện tại, số đầu lợn của trại luôn giữ ổn định trên 5.000 con. Trong đó, lợn nái khoảng 1.000 con, lợn thịt có khoảng 4.000 con.

“HTX được thành lập từ tháng 4/2018 với mong muốn đem lại sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng nên chúng tôi đã sớm xây dựng chuỗi từ thức ăn, con giống, sản xuất và liên kết với cơ sở giết mổ đảm bảo ATTP.

Công thức sản xuất thức ăn được chúng tôi nghiên cứu rất chi tiết và kỹ lưỡng từ trước khi thành lập HTX với thành phần hoàn toàn từ hữu cơ. Quy trình sản xuất thì đã đạt chuẩn VietGAP và được ghi chép đầy đủ hàng ngày”, ông Toản chia sẻ.

Ông Toản cho biết thêm, hệ thống siêu thị Metro yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Đầu tiên là lấy mẫu kiểm tra thức ăn chăn nuôi của HTX có đảm bảo yêu cầu không, có thành phần cấm nào không. Cùng đó, thường xuyên lấy mẫu kiểm tra sản phẩm thịt lợn xem có tồn dư kháng sinh, chất cám không. Và yêu cầu sản phẩm của HTX khi xuất bán đều có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh ATTP.

Tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao việc chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hưng Yên. Tỉnh đã bảo đảm tốt an toàn thực phẩm, rà soát chuỗi từ sản xuất đến sơ chế, chế biến tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao việc chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hưng Yên. Ảnh: HG

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao việc chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hưng Yên. Ảnh: HG

Tuy nhiên, Hưng Yên vẫn còn tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân phối ở chợ cóc, chợ tạm, gây mất an toàn thực phẩm... Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu tỉnh cần đẩy mạnh rà soát an toàn thực phẩm từ gốc, đặc biệt là các chuỗi. Mở rộng liên kết với các tỉnh, thành phố để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Cùng đó, tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản; kiểm soát chặt chẽ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm…

Theo HƯNG GIANG/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập205
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay34,352
  • Tháng hiện tại1,034,807
  • Tổng lượt truy cập92,208,536
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây