Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: 30 năm làm ra thứ mà nhà giàu, nhà nghèo, dân quê hay dân phố đều phải dùng

Thứ tư - 08/07/2020 20:27
Làng nghề làm chổi đót thuộc thôn Trường An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã trải qua nhiều sự đổi thay của cuộc sống và nhiều người đã bỏ nghề. Tuy nhiên, chị Hồ Thị Hoa, một người luôn cần mẫn, bám trụ để phát triển quy mô làng nghề và giải quyết hàng chục lao động tại địa phương.

Bám trụ để giữ nghề chổi đót

Tìm về xã Đại Quang, ai cũng biết đến chị Hồ Thị Hoa (51 tuổi, trú thôn Trường An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) là người có thâm niên gần 30 năm gắn bó với cây chổi đót. Từ sản xuất thủ công nhỏ lẻ, đến nay, hộ gia đình chị Hoa đã trở thành một cơ sở sản xuất chổi thủ công với quy mô lớn.

Quảng Nam: "Hoa chổi đót" gần 30 năm gắn bó với nghề và giúp hàng chục người già có thu nhập ổn định - Ảnh 1.

Chị Hồ Thị Hoa đã gần 30 năm gắn bó với nghề làm chổi đót truyền thống tại xã Đại Quang.

Không khí tại xưởng sản xuất luôn hối hả, nhộp nhịp và rộn rã tiếng cười. Tại đây, có hơn 10 công nhân luôn làm việc nhanh nhẹn, tỉ mỉ để hoàn thành một cây chổi đót. Cũng từ đó, vợ chồng chị Hoa đã giải quyết việc làm cho một số lao động nông nhàn là những chị em phụ nữ trong thôn, người cao tuổi, học sinh.

Quảng Nam: "Hoa chổi đót" gần 30 năm gắn bó với nghề và giúp hàng chục người già có thu nhập ổn định - Ảnh 2.

Tại cơ sở có hơn 10 lao động làm chổi đót, thu nhập bình quân từ 3.000.000-4.000.000 đồng/người/tháng. Đặc biệt vào dịp cận Tết, nhân lực làm thời vụ được tăng cường, các chị em phụ nữ phải làm tăng ca để kịp nhiều đơn hàng.

Được biết, sản phẩm chổi đót Trường An của hộ sản xuất Hồ Thị Hoa được địa phương đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam, năm 2020.

Chị Hồ Thị Hoa hào hứng nói: “Gần 30 năm làm nghề chổi đót, vợ chồng tôi vui nhất là khi gia đình vẫn còn bám trụ với nghề cho đến nay. Bởi làm chổi rất vất vả, nhọc nhằn, trải qua rất nhiều khâu sản xuất từ mua bông đót tươi, phơi khô, tước, cột đều đặn, bắn vít, bện chổi…".

Theo chị Hoa, ngoài ra, để chổi đều, đẹp và bền thì cần thợ khỏe có tay nghề, khéo léo. Từ đó, cơ sở dần khẳng định được uy tín với khách hàng, tạo nhiều mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu và mở rộng thị trường.

Hiện tại, mỗi ngày xưởng của chị Hoa sản xuất từ 300-400 cây chổi đót các loại: chổi đót cán mây, chổi đót cán nhựa, chổi đốt bó dây cước, chổi hộp... Tùy vào yêu cầu của khách hàng, mà sản phẩm sẽ được gia công dày, mỏng, màu sắc khác nhau.

Người già, trẻ em có việc làm và thu nhập ổn định

Theo chị Hoa, chổi đót ở Trường An được nhiều nơi ưa chuộng và đặt hàng với số lượng lớn. Điều này giúp chị và nhiều lao động tại cơ sở phấn khởi và hăng hái sản xuất hơn, đời sống kinh tế dần ổn định. Nhờ tăng cường đa dạng mẫu mã, chủng loại, kịp thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà chổi đót của gia đình chị Hoa được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Huế, TP.Hồ Chí Minh,…

Quảng Nam: "Hoa chổi đót" gần 30 năm gắn bó với nghề và giúp hàng chục người già có thu nhập ổn định - Ảnh 3.

Mỗi ngày, cơ sở của chị Hoa sản xuất từ 300-400 cây chổi đót các loại: chổi đót cán mây, chổi đót cán nhựa, chổi cán tre… Bên cạnh đó, chị còn nhập thêm các loại chổi xương, chổi chà để cung cấp đa dạng sản phẩm cho thị trường.

 

Quảng Nam: "Hoa chổi đót" gần 30 năm gắn bó với nghề và giúp hàng chục người già có thu nhập ổn định - Ảnh 4.

Những cụ già được bố trí công việc nhẹ nhàng như tước bông đót, xếp thành bó cho đều.

“Mỗi năm chỉ có một vụ đót tươi (2-3 tháng), nên vào mùa là tôi ra sức thu mua hàng chục tấn để phơi khô và cất trữ sản xuất quanh năm. Riêng nguồn nguyên liệu bông đót tại các tỉnh miền núi Quảng Nam không đủ để sản xuất, nên tôi phải thu mua thêm từ Quảng Ngãi hoặc miền núi phía Bắc...”, chị Hoa chia sẻ.

Quảng Nam: "Hoa chổi đót" gần 30 năm gắn bó với nghề và giúp hàng chục người già có thu nhập ổn định - Ảnh 5.

Chổi cán mây truyền thống vẫn là mặt hàng bán chạy nhất tại cơ sở sản xuất của chị Hồ Thị Hoa, giá dao động từ 20.000-25.000 đồng/cây.

Mỗi công đoạn làm ra một cây chổi đót đều có độ khó nhất định, yêu cầu cao sự khéo léo, độ chính xác và nét thẩm mỹ. 

Chị Nguyễn Thị Thu Hương (42 tuổi), công nhân tại cơ sở chổi đót Hồ Thị Hoa niềm nở chia sẻ: “Bó cổ chổi là công đoạn khó nhất quyết định chất lượng của sản phẩm. Nếu người bó không khéo léo, tay không đủ lực thì bó đót không đều, chổi xấu và dễ gãy, mau hư. Chính vì vậy, công đoạn bó chổi chỉ dành cho các thanh niên, phụ nữ dày kinh nghiệm”.

Trải qua nhiều công đoạn thủ công nhưng giá thành của một cây chổi đót lại khá rẻ, dao động từ 20.000-25.000 đồng/cây (tùy vào độ dày, mỏng). Với giá bán này, tuy nhà nghề chỉ thu lãi khoảng 2.000 đồng/cây, nhưng cũng giúp đời sống kinh tế ổn định hơn.

Chị Hoa tâm sự: “Nghề làm chổi đót cực lắm, mà lời lãi thì ít nên chẳng còn mấy ai theo. Chỉ có một số hộ tại hai thôn Trường An và Mỹ An sản xuất nhỏ lẻ để trang trải cuộc sống. Nhờ sản phẩm có uy tín và thị trường tiêu thụ ổn định nên tôi bán được số lượng nhiều, tạo việc làm cho lao động địa phương nên đó cũng là niềm vui rất lớn. Thời gian tới, nếu có thêm nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thì tôi sẽ nâng cấp kho bãi, nhà xưởng để nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Quảng Nam: "Hoa chổi đót" gần 30 năm gắn bó với nghề và giúp hàng chục người già có thu nhập ổn định - Ảnh 6.

Nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ các ban, ngành địa phương nên chị Hoa cố gắng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất, bám trụ bền bỉ với nghề làm chổi đót truyền thống ở Trường An.

Chị Hồ Thị Hoa đã tạo điều kiện cho các cụ bà có sức khỏe tốt có công việc nhẹ nhàng tại xưởng: tước nhỏ các bông đót, xếp lại cho đều nhau. Bà Trần Thị Bảy (85 tuổi), công nhân tại xưởng tươi cười nói: “Tuy tôi già nhưng vẫn còn sức lao động, làm công việc nhẹ nhàng, đơn giản lúc rảnh rỗi vừa có thêm thu nhập, vừa được trò chuyện với mọi người nên cảm thấy vui khỏe và có ích hơn”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay43,708
  • Tháng hiện tại818,986
  • Tổng lượt truy cập91,992,715
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây