Học tập đạo đức HCM

Bảo vệ an toàn các tuyến đê trong mùa mưa bão

Thứ bảy - 25/10/2014 21:36
Mặc dù hệ thống đê, kè trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được nâng cấp nhưng trước diễn biến phức tạp của thiên tai, bão lũ, việc xác định những tuyến đê xung yếu, trọng điểm để có phương án đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trong vùng chịu ảnh hưởng vẫn đang được các địa phương hết sức quan tâm, chú trọng.

Hà Tĩnh hiện có 32 tuyến đê với chiều dài 318,7 km (trong đó tuyến đê La Giang là đê cấp II, 31 tuyến đê cấp IV, cấp V), chủ yếu nằm ở các địa phương vùng ven sông, ven biển. Đây là nơi có hàng chục ngàn hộ dân sinh sống, hàng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai. Ông Bùi Lê Bắc - Chánh văn phòng Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh cho biết: Từ năm 2009, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và khắc phục bão lụt năm 2010, một số tuyến đê sông trên địa bàn tỉnh được nâng cấp với chiều dài hơn 37 km, trong đó có 6,9 km đê Hữu Lam (Nghi Xuân); 13 km đê Hữu Nghèn (Can Lộc); 0,5 km đê Rú Tý và 19,2 km đê La Giang. Ngoài ra, thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê biển của Chính phủ, tỉnh ta có 125/275 km đê biển, đê cửa sông tại 8 huyện, thành phố được duy tu, bảo dưỡng.

Đối với những tuyến đê chưa được nâng cấp với nhiều điểm xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ, các địa phương đã chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, các địa phương tập trung kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều trên địa bàn để xây dựng phương án hộ đê và chủ động đối phó với các tình huống.

Nghi Xuân có 11 tuyến đê với tổng chiều dài 39,14 km, trong đó đê biển 14,4 km, đê sông 18,5 km, đê bao, đê bối 6,69 km. Qua rà soát, hiện tuyến đê sông Hội Thống (cấp IV) đoạn từ K9+460 ÷ K10+125 bị sạt lở, chưa được đầu tư nâng cấp; hệ thống kè biển bị sạt lún với chiều dài 450m, không đảm bảo an toàn. Tuyến đê Đồng Cói được xây dựng từ lâu nên hiện nay mái phía sông bị sạt lở cục bộ nhiều đoạn... Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Phạm Tiến Hưng cho biết: khi có tin bão gần có khả năng đổ bộ trực tiếp, gây mất an toàn tuyến đê, huyện triển khai sơ tán dân cư đến vùng an toàn. Đặc biệt, đối với các xã có khả năng bị ảnh hưởng do triều cường, huyện cũng đã xây dựng phương án di dời dân khỏi vùng ngập lụt.

Ở Cẩm Xuyên, nhiều tuyến đê xung yếu như Cẩm Lĩnh dài 7,2 km, mặt cắt ngang đê được bê tông hóa nhưng hiện nay có chỗ đã bị nứt và lớp mặt bong xô nhiều chỗ; tuyến đê Nam Lĩnh cao trình thấp khoảng 2m nên chưa đảm bảo việc chống lũ; hay tuyến đê Hà - Lộc - Thịnh cao trình thấp, mặt đê hiện tại chưa đảm bảo chống lũ, triều cường và bão cấp 9. Tuyến đê kè biển xã Cẩm Nhượng đối diện với cửa biển, nên hàng năm khi có bão, áp thấp, nguy cơ nước tràn qua kè và làm sạt lún có thể xẩy ra. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện chỉ đạo các địa phương có những tuyến đê này đi qua chủ động vật tư ứng cứu với hàng trăm bao cát để gia cố thêm chiều cao đê khi nước tràn; chuẩn bị rọ thép và đá hộc… để xử lý sự cố.

La Giang là tuyến đê trọng điểm của tỉnh đã được đầu tư nâng cấp với quy mô lớn hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, không chủ quan, hàng năm, Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão xác định một số trọng điểm có thể xẩy ra lũ lớn. Trong đó, kè Tùng Ảnh đoạn K0+600 - K2+100; vùng sủi Đức Diên từ K12+200 - K14+00; đoạn ngã sóng từ K16+200 - K19+00; cống Đức Xá cũ tại K8+200 và cống Đức Xá mới tại K8+00. Những đoạn xung yếu trên đều có tình huống giả định xẩy ra sự cố cho đến phương án xử lý bằng kỹ thuật, chủ động vật tư, phương tiện, lực lượng khi cần thiết. Hiện, tại tuyến đê La Giang, ngành chức năng đã dự trữ hơn 9.000 m3 đá hộc; 1 triệu m3 dăm sỏi; 625 m3 cát vàng; 144.632 bao bì; 4.000 rọ thép các loại; 99.300 m2 bạt chống sóng...

“Để bảo đảm an toàn các tuyến đê, nhất là các điểm xung yếu khi có lũ lớn, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, theo dõi chặt chẽ các đoạn đê, kè, cống có hiện tượng hư hỏng, phát hiện sớm sự cố và chỉ đạo xử lý kịp thời; phân công các đơn vị, địa phương xây dựng phương án xử lý, ứng cứu giờ đầu các sự cố theo phương châm “4 tại chỗ” - ông Bùi Lê Bắc khẳng định.

Hoàng Long
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập977
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại780,647
  • Tổng lượt truy cập93,158,311
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây