Học tập đạo đức HCM

Làm gì để FDI “đổ“ vào nông nghiệp?

Thứ bảy - 09/02/2013 00:47
Năm 2012, 70% vốn FDI rót vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Làm cách nào thu hút được nhiều vốn (cả trong và ngoài nước) của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức “đổ” vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt, vào việc chế biến, bao tiêu sản phẩm cho vùng sâu, vùng xa, vùng núi khó khăn... vẫn là mối quan tâm của nhiều người.

 

Hình minh họa
Hình minh họa

70% vốn FDI “đổ vào” ngành chế biến, sản xuất

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thông tin, năm 2012 là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI. Tính cả dầu thô, khối FDI đạt mức xuất khẩu 72,3 tỷ USD.

Nhìn chung năm 2012 vốn FDI trực tiếp giảm so với 2011. Vốn đăng ký đạt 12,72 tỷ USD, giảm mạnh 22,4%. Vốn thực hiện cả năm đạt 10,46 tỷ USD, giảm 4,9% so với 2011. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là ngành hút nhiều vốn FDI nhất với 70%.

Năm 2012, các dự án đầu tư vào sản xuất điển hình như: Dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Cty TNHH Vintek Việt Nam tại Bắc Giang; Dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; Dự án Cty Sản xuất toàn cầu Lixil Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD; Dự án Nhà máy sản xuất sợi tại KCN Hải Yên, Móng Cái, Quảng Ninh với tổng vốn đẩu tư 300 triệu USD; Dự án Cty TNHH Công nghiệp Nipro Pharma Việt Nam tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD; Dự án Khu đô thị Tokyu Bình Dương với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD....

Năm 2012 vẫn không có các thay đổi nhiều về các đối tác đầu tư, các đối tác chủ yếu vẫn đến từ châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á, mà chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong suy giảm FDI hiện nay, Nhật Bản vẫn giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam, với tổng vốn FDI đăng ký trên 5,1 tỷ USD, chiếm trên 39% trong tổng vốn FDI đăng ký năm 2012.

FDI vào nông nghiệp chỉ chiếm 1%?

Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 6/2012, lũy kế các dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp vừa tròn 500 dự án trong tổng số gần 14.000 dự án FDI (chiếm 3,6% tổng số dự án) với tổng số vốn đầu tư gần 3,3 tỷ USD (chiếm 1,6% tổng vốn đầu tư đăng ký), trong đó vốn điều lệ đạt trên 1,6 tỷ USD (chiếm 2,3% tổng vốn điều lệ).

Trong giai đoạn 2000-2012, bình quân một dự án cấp mới trong lĩnh vực nông nghiệp có số vốn đăng ký là 2,64 triệu USD và đối với dự án tăng vốn trong cùng lĩnh vực có số vốn đăng ký bình quân là 2,56 triệu USD/dự án. Trong số hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thì có tới trên 1/3 tổng vốn đăng ký đến từ Đài Loan và Hồng Kông. Nếu tính cả các nhà đầu tư đến từ các nước trong khu vực châu Á thì chiếm tới 70% tổng vốn đăng ký, trong khi các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Úc, Pháp, Canada lại ít đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.

Sự thờ ơ trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cơ quan chức năng là tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục giảm trong những năm gần đây, từ mức 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 xuống còn 1% năm 2010 và tình hình vẫn chưa hề được cải thiện.

Chính Bộ KH-ĐT cũng thừa nhận: “Các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa thể hiện vai trò được kỳ vọng là đột phá thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này” trong báo cáo “Đánh giá tác động của việc ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” vừa được công bố.

Cụ thể, Bộ này cho biết, hiện mới chỉ có 9/40 tỉnh cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” cho 42 dự án của 42 doanh nghiệp, tức là chỉ chiếm chưa đầy 0,2% trên tổng số khoảng 25.760 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Cần một “lực hút” mạnh mẽ

Cũng theo Bộ này thì hầu hết các khoản hỗ trợ mang tính chất trực tiếp từ ngân sách Nhà nước đều chưa được thực hiện trong khi mức hỗ trợ từ ngân sách và các chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, tư vấn… chưa đủ hấp dẫn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bởi thế nên tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số vốn của đội ngũ doanh nghiệp cả nước.

Xếp theo thứ tự thì lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở vị trí 11/18 phân ngành thu hút FDI 2012. Chúng ta phải làm gì để cải thiện tình trạng này?.

Mới đây, tại buổi họp tổng kết năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh tiết lộ “không chỉ  FDI ngay cả DN trong nước đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn thấp. Năm 2013, Bộ sẽ sửa đổi bổ sung Nghị định 61 (dự thảo đã trình Chính phủ) sửa đổi, hỗ trợ trực tiếp cho DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt sẽ có những chính sách ưu đãi mạnh đối với những DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa...”.

Các chuyên gia nông nghiệp khuyến nghị, chúng ta nên “hút” FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thời gian tới cần hướng vào những dự án sử dụng ít tài nguyên, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, dự án về sản xuất giống, công nghiệp chế biến và máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, theo hướng tạo thêm giá trị gia tăng thay cho chỉ tăng về số lượng; Tiếp tục hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thu hút nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong khuôn khổ phù hợp với các quy định của WTO.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; Mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp trong trường hợp thiên tai, mất mùa, rủi ro do biến động giá cả, thay đổi chính sách; Mở rộng tiếp cận tín dụng để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trước những biến động bất lợi.

Đối với các dự án đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, chính quyền địa phương cần chủ động quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản cho nhà đầu tư gắn với các hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ nông dân sang nhà đầu tư trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà đầu tư với nông dân theo quy định của Luật Đất đai hiện hành về các hình thức cho thuê hoặc góp vốn bằng đất để cùng kinh doanh nông nghiệp...

Mai Hoa

Theo phapluatvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Hôm nay73,209
  • Tháng hiện tại809,319
  • Tổng lượt truy cập93,186,983
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây