Học tập đạo đức HCM

Làm giàu rất khó: 30 năm nuôi gà mà chỉ có 5 năm có lãi

Thứ bảy - 18/11/2017 18:46
Đó là câu chuyện của Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Ông Mạnh chia sẻ, nhà nông làm giàu rất khó! Như ông, gần 30 năm nuôi gà nhưng chỉ từ năm 2012 mới thực sự làm giàu được từ nghề nuôi gia cầm, nuôi gà. Đó là thời điểm ông Mạnh chuyển từ nuôi gà thương phẩm sang nuôi gà lấy trứng bán cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ở Hà Nội.

Cũng nhờ sự chuyển đổi từ nuôi gà thịt thương phẩm sang nuôi gà lấy trứng bán cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương mà năm 2016, ông Nguyễn Hữu Mạnh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen với thành tích "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu toàn quốc". Với doanh thu hàng năm đạt gần 1,5 tỷ đồng, mọi người dân địa phương gọi ông là tỷ phú nuôi gà đẻ ở đất Kiến Xương.

 lam giau rat kho: 30 nam nuoi ga ma chi co 5 nam co lai hinh anh 1

Ông Nguyễn Hữu Mạnh đang chăm sóc đàn gà đẻ để lấy trứng bán cho Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.

Ông Mạnh tâm sự: Trước đây gia đình cũng nuôi gà, vịt nhưng quy mô nhỏ lẻ, giá cả phụ thuộc vào thị trường và hay bị dịch bệnh gia cầm khiến cho thu nhập bấp bênh, nhiều lần mất trắng cả vốn lẫn lãi. Nhưng từ khi được học nghề chăn nuôi thú y do Hội Nông dân huyện tổ chức và liên kết với Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô trang trại nuôi gà đẻ trứng cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, ông Mạnh duy trì nuôi 4.000 con gà đẻ giống Rốt ri. Để đáp ứng yêu cầu hợp đồng bao tiêu trứng giống cho doanh nghiệp, ông nuôi gà bố giống Mía. Toàn bộ con giống ông nhập của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương và được nuôi theo quy trình khoa học kỹ thuật từ chăm sóc đến phòng bệnh.

Ông Mạnh cho biết: Để gà đẻ khỏe đạt tỷ lệ từ 50 - 60%/tổng đàn, ngoài chế độ dinh dưỡng bảo đảm, duy trì gà đẻ trong 8 tháng rồi thay giống mới thì việc theo dõi, kiểm tra và xử lý kỹ thuật rút ngắn thời gian gà nghỉ ấp rất quan trọng. Thông thường, khi một con gà đẻ một lứa từ 10 - 12 trứng sẽ nghỉ để ấp mất khoảng 15 ngày, nếu phát hiện gà biểu hiện nghỉ đẻ thì phải bắt tách riêng và hạn chế cho ăn, uống trong 2 ngày rồi tái thả vào đàn, nó sẽ lại đẻ lứa tiếp theo dài ngày hơn. Với cách làm đơn giản như vậy, mỗi tháng, đàn gà đẻ từ 60.000 - 75.000 quả trứng. Bán với giá 3.000 đồng/quả, ông thu về từ 180 - 225 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 32 triệu đồng/tháng.

Mặc dù nuôi 4.000 con gà đẻ nhưng mọi người bước vào trang trại không cảm nhận thấy mùi hôi của phân gà và chất thải khác. Đây là kết quả mà ông Mạnh đã ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi. Ông sử dụng các chế phẩm men vi sinh trộn vào thức ăn, nước uống cho gà và chất lót nền.

Nhờ đó, ngoài khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, giúp gà khỏe mạnh, tránh mắc dịch bệnh và còn giảm được công vệ sinh chuồng trại. Sau một năm, ông thu dọn, vệ sinh chuồng trại một lần, toàn bộ phân gà và chất lót nền ông bán cho doanh nghiệp trồng rau, củ, quả ở Hải Dương làm phân bón được 15 triệu đồng. Thu nhập của ông Mạnh ngoài tiền lãi bán trứng, mỗi năm ông còn “bỏ túi” thêm hơn 400 triệu đồng từ bán gà đẻ thải loại.

Ông Mạnh chia sẻ: Sau 8 tháng gà đẻ ít dần nên gia đình loại ra để bán gà thịt cho thương lái. Vì chất lượng thịt ngon, mỗi con có trọng lượng từ 1,5 - 1,8kg nên rất dễ bán và giá cũng cao, bình quân 70.000 đồng/kg.

Với kỹ thuật làm chuồng trại, kiến thức chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm nắm chắc trong tay, ông Mạnh ấp ủ dự án mở rộng quy mô nuôi 12.000 con gà đẻ và 3.000 con vịt đẻ cung cấp trứng giống cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, phấn đấu đạt doanh thu từ 4,5 tỷ đồng/năm trở lên.

Ước mơ này đang dần thành hiện thực do được chính quyền xã Quang Lịch và huyện Kiến Xương tạo điều kiện để ông tích tụ 7.000m2 ruộng cấy lúa kém hiệu quả của một số bà con trong thôn và chuyển đổi sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm.

 
Theo danviet.vn
 Tags: nuôi gà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay27,948
  • Tháng hiện tại206,515
  • Tổng lượt truy cập90,269,908
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây