Học tập đạo đức HCM

Mở rộng cho vay vốn làm nông nghiệp liên kết

Thứ bảy - 26/03/2016 03:56
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - ông Nguyễn Văn Bình cho biết như vậy tại hội nghị đánh giá kết quả triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ, tổ chức hôm 24.3 ở Hà Nội.

Kiến nghị kéo dài thời gian thí điểm

NHNN cho biết sau 2 năm triển khai thí điểm, liên Bộ (NHNN, Bộ NNPTNT, Bộ KHCN) đã lựa chọn 28 doanh nghiệp (DN) trên toàn quốc thực hiện 31 dự án tại 22 tỉnh, thành phố tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao.

 

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình (phải) thăm khu sản xuất của nông dân. Ảnh: Internet

Theo đó 8 ngân hàng thương mại đã cam kết tài trợ tín dụng cho các DN đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao với số tiền 5.627 tỷ đồng.

Báo cáo của NHNN cũng cho biết, sau gần 2 năm triển khai, các ngân hàng đã giải ngân cho các dự án liên kết, ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương với số tiền 6.937 tỷ đồng, vượt số tiền cam kết ban đầu.

Trước đây, người dân được vay khoảng 350 – 400 triệu đồng thì bây giờ với 1ha mặt nước, họ được vay 7 tỷ đồng để đủ tiền một mùa vụ. Những lợi ích này giúp người dân giảm giá thành sản xuất, giảm lãi suất”.

Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh

 

 

Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh - Tổng Giám đốc Công ty Thuận An nhận định, trước đây khi người nông dân chưa tham gia vào chuỗi liên kết, họ là những hộ nhỏ lẻ, tự nuôi trồng, không được hưởng những ưu đãi về chiết khấu của các nhà cung cấp thức ăn, thuốc thủy sản, đặc biệt là cơ chế cho vay của NHNN đối với chương trình thí điểm này.

“Khi tham gia chuỗi liên kết, người nông dân không phải thế chấp nhiều như trước đây mà chỉ phải thế chấp 10% trong khi được vay tới 100% trên 1ha. Cụ thể, trước đây, người dân được vay khoảng 350 – 400 triệu đồng thì bây giờ với 1ha mặt nước, họ được vay 7 tỷ đồng để đủ tiền cho một mùa vụ. Những lợi ích này giúp người dân giảm giá thành sản xuất, giảm lãi suất mà có những lúc họ phải vay bên ngoài” - bà Trinh cho biết.

Còn đối với DN, lợi ích là có được một nguồn nguyên liệu ổn định. Do đó, DN chỉ phải lo nguồn đầu ra để đảm bảo khi người nông dân nuôi đến vụ thu hoạch, DN mua lại, bao tiêu đầu ra. Các lợi ích này được chia sẻ cùng nhau về giá cả cũng như về kỹ thuật nuôi trồng.

Luật hóa ngay để phát triển đại trà

“Chúng tôi xin cơ chế của Nhà nước cho Công ty Thuận An tiếp tục kéo dài thêm 2 năm thực hiện mô hình để từ đó rút ra những kinh nghiệm và ý tưởng mới để phục vụ cho công tác xuất khẩu cá tra sắp tới” - bà Nguyễn Thị Huệ Trinh kiến nghị.

Đại diện cho nhiều doanh nghiệp đang triển khai theo dự án này, ông Vương Bình Thạnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đánh giá: “Việc triển khai thực hiện cho vay thí điểm này đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tồn tại từ nhiều năm trước đây đối với hoạt động nuôi cá tra như không đòi hỏi giá trị thế chấp quá lớn để hình thành vốn vay, giá thành sản xuất hạ, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra”- ông Thạnh nhận định.

Vì vậy, ông Thạnh đề nghị NHNN cho thực hiện dự án 2 năm nữa và tiếp tục cho nhân rộng mô hình này; tạo điều kiện thí điểm phương án bảo hiểm về giá cá tra thương phẩm; xem xét và phê duyệt giảm lãi suất cho vay trong điều kiện giá cả sụt giảm kéo dài…

Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, đã gọi là thí điểm thì không mở rộng đối tượng tham gia nữa, dừng ở số DN, dự án đó. Những DN đang triển khai và tốt thì cứ tiếp tục triển khai. Những DN nào mà chưa làm tốt thì  không triển khai.

Trên cơ sở kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, đề nghị các cơ quan liên quan: NHNN, các Bộ Tài chính, KHCN, NNPTNT... xem xét những gì còn tồn đọng thì sửa đổi để hợp thức hóa bằng văn bản luật rồi mở rộng, phát triển đại trà trong cả nước” - Thống đốc Bình chỉ đạo.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm236
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,898
  • Tổng lượt truy cập92,578,562
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây