Học tập đạo đức HCM

Một chính sách nông nghiệp vì nông dân

Chủ nhật - 25/08/2013 19:51
Không thể ứng xử với nông dân bằng suy nghĩ chủ quan của những người làm chính sách...

Câu chuyện nông dân bỏ ruộng được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh khá nhiều thời gian gần đây đang làm dư luận lo lắng trước cảnh nông dân không sống được với ruộng đồng. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có lẽ điều dễ thấy nhất là vì thu nhập từ đồng đất không đủ nuôi sống bản thân họ. Đã đến lúc phải ngồi lại để xem xét một cách nghiêm túc rằng chúng ta đã làm gì để người nông dân được thể hiện rõ vai trò của mình trong hành trình đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa- hiện đại hóa. 
 

Thu nhập thấp là nguyên nhân chính khiến nông dân bỏ đi mảnh ruộng đã gắn bó bao đời với họ. 

Có thể khẳng định nông dân bỏ ruộng không còn là chuyện cá biệt. Một báo cáo năm 2011 của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, có ít nhất 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Trung xuất hiện tình trạng nông dân bỏ ruộng với diện tích 1.000 ha. Tình trạng này ngày càng đáng lo khi danh sách địa phương có dân bỏ ruộng ngày càng dài thêm với những cái tên từng là vựa lúa của Bắc Bộ như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương....diện tích bình quân 100ha/tỉnh, các biệt có nơi như Hải Dương, Hưng Yên: trên 230 ha.

Nếu con số ước tính tối thiểu 6.300 ha đất lúa bị nông dân bỏ hoang mà Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã rụt rè tiết lộ thì đây quả là vấn đề bức xúc không kém gì chuyện hàng vạn doanh nghiệp ngừng hoạt động, hay bất động sản “đóng băng"… Bởi bao đời gắn bó với hạt lúa củ khoai, nay phải bỏ ruộng là điều cực chẳng đã đối với nông dân. Bằng chứng là không chỉ đất xấu, mà đất trồng lúa 2 vụ ăn chắc hoặc 2 lúa 1 màu cũng bị nông dân bỏ hoang. 

Thu nhập thấp là nguyên nhân chính khiến nông dân bỏ đi mảnh ruộng đã gắn bó bao đời với họ. Ngay ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được coi là vựa lúa của cả nước thì bình quân mỗi hộ 4 nhân khẩu một năm chỉ khoảng 22 triệu đồng, trừ chi phí, chỉ còn gần 13 triệu đồng/hộ/năm. Ở miền Trung hay miền Bắc, mức thu nhập từ nông nghiệp còn thấp hơn nhiều. Trong khi đó, mỗi hạt thóc của nông dân phải gánh từ trên 20 khoản đóng góp, nhiều nhất là 2 khoản xây dựng giao thông nông thôn và trường học, bình quân từ 670 đến 870 nghìn đồng/hộ/năm.

Thực tế này cho thấy, không thể ứng xử với nông dân bằng suy nghĩ chủ quan của những người làm chính sách; Không thể bắt nông dân cứ trồng lúa trong khi thu nhập từ hạt lúa không nuôi sống nổi họ. Chủ trương giữ 3,8 triệu ha đất lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu là đúng nhưng cần được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, kết hợp với quá trình “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, theo nguyên tắc nông dân là chủ thể của đồng ruộng và người trồng lúa phải có lãi, được thụ hưởng tương xứng với những gì họ đã bỏ ra. 

Để nông dân gắn bó với ruộng đồng, không thể đơn giản là hỗ trợ mấy trăm nghìn đồng/ha lúa, bởi số tiền ấy chỉ là muối bỏ bể khi giá nhân công, vật tư phân bón, giá xăng giá điện đều tăng cao gấp đôi với mức tăng của giá nông sản như hiện nay. Cần tỉnh táo nhìn nhận hiện tượng nông dân bỏ ruộng như là một sự dịch chuyển lao động cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa đất nước để kịp thời điều chỉnh chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm phù hợp, nhất là việc làm cho lao động khu vực bị di dời giải tỏa phục vụ các dự án phát triển công nghiệp.

Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng đất đai manh mún hiện nay thông qua việc dồn điền đổi thửa, cho nông dân được chuyển nhượng ruộng đất, để ruộng đất thực sự là tư liệu sản xuất cần thiết của những nông dân có nhu cầu và có khả năng đầu tư thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Cùng với đó là các công cụ điều hành vĩ mô hiệu quả, ổn định chất lượng và giá cả vật tư đầu vào, tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp chặt chẽ hơn, đảm bảo lợi nhuận của nông dân không bị rơi rớt quá nhiều bởi hệ thống trung gian vốn đã đeo bám lâu nay vào cuộc sống của họ.

Đã có nhiều nông dân năng động sáng tạo, vươn lên làm giàu. Nhưng hầu hết nông dân không thể quyết định được việc tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản. Đó là trách nhiệm của các nhà khoa học  và những người làm chính sách nông nghiệp quốc gia.

Một khi “chính sách nông nghiệp vì nông dân” được triển khai có hiệu quả sẽ giúp nông dân nâng cao tri thức, kỹ năng để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống nông dân, giữa dân ở lại với đất./.

Vân Thiêng
Nguồn vov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay28,954
  • Tháng hiện tại804,232
  • Tổng lượt truy cập91,977,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây