Học tập đạo đức HCM

Nỗ lực “hạ nhiệt” thị trường phân u-rê

Thứ sáu - 15/06/2012 13:25
Vào thời điểm đầu tháng 5-2012, giá phân u-rê trên thị trường thế giới vẫn duy trì ở mức cao, nhưng từ trung tuần tháng 5 đến nay, xu hướng giảm rõ rệt, thị trường trầm lắng với rất ít giao dịch. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, tình hình diễn ra theo chiều ngược lại, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên, giá phân u rê từ khoảng 9.800- 10.100 đồng/kg (vào đầu tháng 5-2012) tăng lên 10.800 – 11.200 đồng/kg đầu tháng 6-2012.
 

Lý giải về tình trạng này, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp chỉ ra một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, do độ trễ của thị trường trong nước so với thị trường thế giới vì khoảng cách địa lý và thời gian vận chuyển thường chiếm khoảng hơn một tháng.

Thứ hai, do nhu cầu mùa vụ tại từng địa phương, vùng miền. Hiện tại, vụ hè thu tại khu vực phía nam đã cơ bản đi qua, nhưng tại miền trung - Tây Nguyên và miền bắc lại đang là thời kỳ cao điểm vụ hè thu, tổng nhu cầu cho vụ hè thu tại miền bắc và miền trung – Tây Nguyên lần lượt là 160 nghìn tấn và 60 nghìn tấn phân u-rê.

 

Căn cứ thông báo về kế hoạch sản xuất của các nhà máy sản xuất phân bón trong nước, nhiều doanh nghiệp quyết định không nhập phân bón, dẫn tới nguồn cung có phần thiếu hụt. Một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình cung ứng phân bón là các khó khăn khách quan trong khâu vận chuyển. Thời gian qua, các đơn vị vận tải tập trung tham gia chương trình thu mua một triệu tấn gạo tạm trữ, gây khó khăn trong việc thuê phương tiện, đồng thời phí vận tải tăng đột biến. Ngoài ra việc cung ứng hàng cũng bị ảnh hưởng của thời tiết khi khu vực miền nam, miền trung - Tây Nguyên bắt đầu bước vào mùa mưa, có những ngày không thể “làm hàng” do mưa to kéo dài.

 

Trước tình hình nói trên, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón đã nỗ lực tìm giải pháp ứng phó. Ngay trong tuần đầu tháng 6, Bộ Công thương tổ chức đoàn công tác để tìm hiểu thị trường và làm việc với hai đơn vị sản xuất kinh doanh phân đạm lớn là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) và Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) nhằm tìm hiểu nguyên nhân của các đợt “sốt” hàng cục bộ, kịp thời chỉ đạo các đơn vị có biện pháp tăng năng lực cung ứng hàng đến tận các khu vực tiêu thụ.

 

Về sản xuất, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo liên tục chạy hết công suất. Trong tháng 6 - 7, PVFCCo dự kiến cung ứng khoảng 130 nghìn tấn sản phẩm đạm, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng phân u-rê, trong đó riêng tháng 6 dự kiến cung cấp 70 nghìn tấn, ưu tiên cho các khu vực đang có nhu cầu cao tại miền bắc và miền trung. Bên cạnh đó, Nhà máy Đạm Cà Mau với công suất 800 nghìn tấn/năm đã bước vào giai đoạn chạy ổn định, tính đến tháng 6-2012, Nhà máy đã cung cấp được khoảng 134.500 tấn ra thị trường, riêng tháng 6 dự kiến tiêu thụ 60 nghìn tấn. Với ưu thế là sản phẩm đạm hạt đục và nằm ngay tại thị trường tiêu thụ phía nam, giá cả hợp lý, sản phẩm Đạm Cà Mau đã bổ sung nguồn cung dồi dào cho các nhà máy sản xuất NPK.

 

Về kinh doanh, điều chuyển hàng, các doanh nghiệp đã và đang cùng nhau nỗ lực thực hiện mọi biện pháp khắc phục các khó khăn khách quan, nhanh chóng đưa hàng tới các khu vực, kể cả giao hàng bằng công-ten-nơ, nhằm giải tỏa tình trạng khan hiếm hàng nhưng vẫn bảo đảm cân đối chi phí, không ảnh hưởng đến giá bán. Bên cạnh đó, giải pháp bán hàng trực tiếp cho nông dân đã được các đơn vị đẩy mạnh. Cụ thể, từ ngày 9-6-2012, đơn vị thành viên của PVFCCo là PVFCCo miền bắc đã phối hợp các đại lý triển khai chương trình bán hàng trực tiếp tới nông dân tại một số “điểm nóng” ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo đó, tại mỗi tỉnh sẽ lựa chọn năm đến sáu điểm bán hàng trực tiếp nhằm đảm bảo kiểm soát được lượng hàng bán với giá bán hợp lý, hạn chế tình trạng “găm” hàng, đẩy giá cao hơn mức giá của công ty quy định, đồng thời cung cấp được hàng chính phẩm cho nông dân, góp phần đẩy lùi nạn phân bón giả. PVFCCo cho biết, chương trình bán hàng trực tiếp sẽ được xem xét mở rộng tại một số điểm khác trên toàn quốc.

 

Với các biện pháp như trên, có thể hy vọng rằng, thị trường phân bón, đặc biệt là phân đạm, sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới..vn

Theo nhandan.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,641
  • Tổng lượt truy cập90,291,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây