Học tập đạo đức HCM

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp: Khó trăm bề!

Thứ hai - 04/08/2014 05:58
Lâu nay, vấn đề quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm (ATTP) trong nông, lâm, thủy sản vẫn được xem là công việc “khó trăm bề” của cơ quan chức năng. Kể cả khi ngành nông nghiệp có “chiếc gậy” là Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và sản phẩm nông, lâm, thủy sản thì kết quả vẫn không như mong đợi…

 

Mỗi năm, Sở NN&PTNT có 2 đợt thực hiện kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng các cơ sở SXKD hàng hóa VTNN. “Hàng rào kỹ thuật” này được xem là khá chặt chẽ cho việc kiểm soát đầu vào của các mặt hàng nhằm chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn vào địa bàn.

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp: Khó trăm bề!
Trước mỗi vụ sản xuất, ngành chuyên môn đều tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng phân bón.

Thế nhưng, không ít bài học đắng lòng đã xảy ra, đó là câu chuyện giống lúa QR 1 ở Cẩm Xuyên kém chất lượng, hay giống BC 15 ở Can Lộc đã làm mấy chục ha mất trắng cách đây vài năm. Đặc biệt, 80 tấn giống VTNA2 định bố trí trên diện tích hơn 1.500 ha bị “vỡ lở” vì không nảy mầm làm người nông dân “hớt hơ hớt hải” tìm giống để “lấp chỗ trống” khi thời vụ cho trà lúa chính sắp hết! Những sự cố đáng tiếc khiến người ta nghi ngờ cơ quan chuyên môn chưa nắm được “đằng chuôi” về công tác quản lý, kiểm soát nguồn VTNN.

Năm 2014, ngành nông nghiệp chú trọng hơn bao giờ hết công tác quản lý VTNN. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành của sở đã lấy kiểm tra 17 mẫu lúa giống, 11 mẫu phân bón, 10 mẫu thuốc BVTV và 10 mẫu thức ăn chăn nuôi. Trong số đó, tỷ lệ giống lúa không đạt chất lượng hợp quy chiếm 40% số lượng được lấy mẫu và 9% mẫu phân bón không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng; còn thuốc BVTV và thức ăn chăn nuôi vẫn đang chờ kết quả.

Ông Lê Tùng Dương - Phó phòng Quản lý chất lượng, Sở NN&PTNT cho biết: “Một số nhóm sản phẩm đã được giám sát về ATTP suốt công đoạn sản xuất như: tôm nuôi, nghêu, rau quả sản xuất theo hướng tập trung, an toàn. Còn các loại vật tư, giống, phân bón trên địa bàn chủ yếu phụ thuộc từ ngoài tỉnh. Bên cạnh thuận lợi là các đại lý, nhà phân phối thường chọn sản phẩm thương hiệu cao, chất lượng thì điều khó khăn cho ngành chuyên môn là các đại lý nhỏ lẻ, HTX nông nghiệp lại cố tình nhập các loại hàng không thương hiệu, không đảm bảo chất lượng và ngoài cơ cấu cung ứng cho người dân”.

Không đến nỗi căng thẳng như vấn đề giống nhưng tình trạng sử dụng quá mức các chỉ tiêu sinh hóa, dư lượng thuốc BVTV, thuốc thú y, thủy sản hay chất bảo quản các sản phẩm nông, lâm, thủy sản cũng gây không ít hoang mang cho người tiêu dùng trước “cơn bão” thực phẩm kém chất lượng hiện nay. Chị Nguyễn Thị Thư (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Vì lợi nhuận mà người sản xuất, tiểu thương đua nhau tìm đủ mọi cách để tiêu thụ sản phẩm. Bây giờ, thật - giả lẫn lộn, ăn gì cũng thấy sợ, nhất là chất bảo quản trong thực phẩm”.

Trong năm nay, ngành đã tiến hành 3 đợt kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở SXKD nông, lâm, thủy sản, vùng sản xuất rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh. Trong số 400 mẫu thực phẩm (50 mẫu giò, 110 mẫu thịt gia súc, gia cầm, 200 mẫu rau, quả, chè, nấm và 40 mẫu thủy sản) thì phát hiện 2 mẫu rau, củ có dư lượng thuốc BVTV; 16 mẫu rau, củ, quả và 2 mẫu cá nục có dư lượng kim loại nặng. Dù được kết luận là nằm trong hạn định cho phép nhưng giới hạn của việc chấp hành và lợi nhuận của người SXKD thật quá mong manh!

Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông, lâm, thủy sản được xem là “chiếc gậy” để ngành chức năng mạnh tay trong quản lý nhà nước. Đợt ”sát hạch” này, 99 cơ sở SXKD thì không có đơn vị nào “dính” loại C, đổi lại, loại A cũng nhỏ giọt 13,13%, trong khi loại B là 86,87%. Đây chỉ mới là những cơ sở phần lớn do tỉnh quản lý, cái khó lại nằm ở số đông (80%) do địa phương quản lý.

Theo ông Dương thì hiện nay, thông tư này được phân cấp từ tỉnh đến huyện, xã dựa vào nơi cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Có điều, đây vẫn là quy định mới, năng lực tiếp cận của cơ sở, đặc biệt là cấp xã còn hạn chế, trong khi cơ sở SXKD chủ yếu là những hàng quán nhỏ lẻ, buôn bán tạp hóa kèm VTNN, thậm chí, tỷ lệ số cơ sở không có giấy phép kinh doanh vẫn chiếm khá lớn thì việc thực hiện quản lý, đánh giá chất lượng VTNN đang là “cuộc chiến” dài hơi.

NGUYỄN OANH
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập753
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,364
  • Tổng lượt truy cập93,126,028
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây