Học tập đạo đức HCM

Sữa tươi bị chèn ép bởi sữa bột: Thông tư của Bộ Y tế “có vấn đề”

Thứ năm - 12/03/2015 20:38
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 có đề cập đến mục tiêu tới năm 2020, sản lượng sữa tươi trong nước sẽ đạt ít nhất 1 triệu tấn. Song cho tới thời điểm này, theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, sản lượng sữa tươi cả nước mới đạt trên 450.000 tấn...

Trong nhiều nguyên nhân “cản trở” sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa trong nước, theo tìm hiểu của NTNN, có một nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ chính Thông tư 30 của Bộ Y tế về quy chuẩn sữa dạng lỏng.

“Lờ mờ” sữa tươi - sữa bột

Có 2 con nhỏ mới 4 tuổi và 6 tuổi, nên mỗi tuần, gia đình chị Lê Thị Tuyết (Kim Liên, Hà Nội), phải mua ít nhất 4 lốc sữa hộp (16 hộp) về cho các con uống, bởi theo chị ở tuổi này uống sữa tươi sẽ rất tốt để phục vụ cho việc phát triển chiều cao của con trẻ. Thế nhưng, khi nghe chúng tôi hỏi, chị có chắc mua được đúng sữa tươi không, chị Tuyết ngỡ ngàng: “Tôi tưởng cứ sữa nào đóng hộp dạng nước thì là sữa tươi, còn sữa bột là hộp sắt to”.

Nhiều loại sữa hiện chỉ ghi chung chung là “sữa tiệt trùng”.

Thực tế cho thấy, chị Tuyết không phải là trường hợp cá biệt, mà hầu hết người tiêu dùng hiện đều nghĩ rằng, cứ sữa nước có nghĩa đó là sữa tươi. Theo khảo sát của phóng viên NTNN từ các siêu thị cho đến các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa, trên thị trường hiện nay có nhan nhản các loại sữa được bày bán, quảng cáo. Nào là bổ sung vi chất này, thành phần kia cho những mỹ từ như thơm ngon, bổ dưỡng... Song có một điểm quan trọng mà ít người tiêu dùng để ý là trên bao bì sản phẩm hiện tồn tại hai loại sữa là “Sữa tươi tiệt trùng” và “Sữa tiệt trùng”.

Chẳng hạn như cùng một chủng loại sữa đóng hộp 180ml, chúng tôi đã mua của các hãng để đối chiếu, thì sản phẩm sữa của Mộc Châu, TH true MILK ghi trên bao bì là “Sữa tươi tiệt trùng”, còn Dutchlady của Friesland Campian Việt Nam lại chỉ ghi là “Sữa tiệt trùng có đường”. Việc chỉ ghi dòng chữ “sữa tiệt trùng” cũng được Vinamilk áp dụng cho hàng loạt sản phẩm của mình như sản phẩm bổ sung Vitamin A&D3 dạng bịch 200ml, ADM+ dạng hộp 180ml... Tuy chỉ là sữa bột hoàn nguyên, nhưng giá bán của những loại sữa này lại không hề rẻ, dao động từ 7.000-8.000 đồng/hộp (bán lẻ).  

Trên thực tế, sự khác nhau ở đây chính là nằm ở chữ “tươi” - có nghĩa đó là nguồn sữa được vắt ra từ chính con bò sữa, rồi qua quá trình chế biến tiệt trùng để thành sản phẩm sữa; còn loại sản phẩm chỉ ghi là “sữa tiệt trùng”, thực chất thành phần chính là sữa bột pha lại để thành sữa dạng lỏng. Đây chính là điểm mà một số hãng sữa mập mờ, khiến nhiều người tiêu dùng bị lẫn lộn, thậm chí không phân biệt được khi mua sản phẩm.

Ngành chăn nuôi bò sữa chậm phát triển có phần do sữa bột hoàn nguyên tràn lan (Ảnh: người dân ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La chăm sóc đàn bò sữa).

Quy định “có vấn đề”

 

Quan điểm
 
Ông Tống Xuân Chinh
  Về quản lý thị trường, phải làm rõ và minh bạch giữa sữa tươi và sữa nước hoàn nguyên, để người tiêu dùng bỏ tiền ra phải được uống sữa tươi thực sự, chứ không phải sản phẩm bị pha chế 40-50% sữa hoàn nguyên. 
Để quản lý chất lượng sữa, từ năm 2009, Bộ KHCN đã ban hành Bộ Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tại bộ tiêu chuẩn TCVN 7029:2009 có ghi rõ là sữa hoàn nguyên tiệt trùng và sữa pha lại tiệt trùng. Tại mục 3.1 về sữa hoàn nguyên tiệt trùng có nêu rõ định nghĩa: Sản phẩm thu được bằng cách bổ sung nước với một lượng cần thiết vào sữa dạng bột hoặc sữa cô đặc để thiết lập lại tỷ lệ nước và chất khô thích hợp đã qua xử lý ở nhiệt độ cao. Thế nhưng, tại Thông tư 30 ngày 2.6.2010 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng của Bộ Y tế (QCVN 5-1:2010/BYT) lại “bỏ” đi các từ ngữ quan trọng để phân biệt với sữa tươi thật là “hoàn nguyên” và “pha lại”. Cụ thể, tại mục 1.3.5, chỉ nêu một khái niệm chung chung là “sữa tiệt trùng”.

 
Theo ông Tống Xuân Chinh- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), chính từ quy định là “sữa tiệt trùng” chung chung đã dẫn tới tình trạng “lập lờ” của các doanh nghiệp khi ghi tên trên bao bì, sản phẩm của mình. Thay vì gọi sữa dạng lỏng làm từ sữa bột là hoàn nguyên, họ chỉ ghi chung chung “sữa tiệt trùng”. “Tên gọi này không gọi thẳng vào nguyên liệu sản xuất (sữa bột hay sữa tươi) mà chỉ là tên phương pháp chế biến, dùng chung cho cả sữa bột và sữa tươi”- ông Chinh nói.

Lý giải về quy định này, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng: Theo quy định tại QCVN, do sản phẩm “sữa hoàn nguyên tiệt trùng” chỉ là một loại trong phân loại sữa tiệt trùng, do vậy không có chuyện thay đổi từ “sữa hoàn nguyên tiệt trùng” thành “sữa tiệt trùng”. Cũng vẫn theo cách lý giải của đại diện Cục này: Trong thời gian tới, cho dù có tách nhóm “sữa tiệt trùng” thành “sữa hoàn nguyên”… thì việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng hiểu thế nào là “sữa hoàn nguyên” vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, theo quy định tại Điều 13, Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa, trường hợp tên cấu tạo được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa, thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng. Như vậy, doanh nghiệp công bố sản phẩm có chứa sữa tươi thì phải thể hiện rõ hàm lượng sữa tươi là bao nhiêu tại mục thành phần cấu tạo trong hồ sơ công bố và trên nhãn sản phẩm. Nhưng, thực tế có rất nhiều sản phẩm không thực hiện như vậy. Như trên sản phẩm “sữa tiệt trùng có đường” Dutchlady loại 180ml, thành phần chỉ ghi chung chung là: Nước, sữa tươi, bột sữa…

Ông Lê Hồng Sơn- Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) khi được phóng viên đưa cho xem mấy hộp sữa cũng phải lắc đầu: “Tôi cũng không biết đâu là sữa tươi thực sự và sữa hoàn nguyên”. Về sự “vênh” nhau giữa bộ tiêu chuẩn TCVN và QCVN, ông Sơn cho biết: “Rõ ràng, việc chỉ quy định là “sữa tiệt trùng” như trong Thông tư 30 của Bộ Y tế là chưa đủ, ở đây chúng ta phải hiểu tiệt trùng chỉ là một khái niệm chung để chỉ về phương pháp chế biến sữa, còn đó là sữa gì thì phải ghi rõ ra”. Theo ông Sơn, đáng lẽ trên bao bì, cần phải yêu cầu doanh nghiệp ghi rõ, thậm chí tên sữa lên to nhất với các chữ như “tươi”, “hoàn nguyên”, “pha lại”. Cuối cùng, ông Sơn cho biết: “Đúng là quy định này có vấn đề, tới đây chúng tôi sẽ mời đại diện các bộ họp và xem xét lại”.

nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập895
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại749,066
  • Tổng lượt truy cập93,126,730
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây