Học tập đạo đức HCM

Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất bởi… doanh nghiệp “ma"

Thứ tư - 09/07/2014 23:49
Kiên trì tìm doanh nghiệp sản xuất thuốc Agri - Phosphonate 510, Stariphos 400 theo địa chỉ ghi trên nhãn mác tại TP.HCM, hỏi cả cơ quan chức năng đóng trên địa bàn, cuối cùng người viết bài này đến một căn nhà chật hẹp, nơi đăng ký trụ sở công ty sản xuất thuốc nhưng đơn vị… từ lâu không hoạt động, điểm còn lại là một cửa hàng gội đầu, cắt tóc.
 
Các loại thuốc bảo vệ thực vật muốn đưa ra thị trường phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận. Các hoạt chất có trong thuốc phải được có tên trong danh mục. Tuy nhiên, các loại thuốc nhái mà chúng tôi đã dẫn ở bài trước đều không có tên trong danh mục thuốc được lưu hành, thế nhưng nó vẫn được mua - bán trên thị trường trước mắt các cơ quan chức năng.
Nhập nhèm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón để lừa dân
Thực tế thị trường cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thuốc rởm đã “lập lờ đánh lận con đen” trong cách ghi nhãn mác để lừa người nông dân.
Theo quy định, các loại thuốc bảo vệ thực vật muốn được cấp phép lưu hành trên thị trường phải trải qua rất nhiều công đoạn, như thuốc phải được các tổ chức quốc tế công nhận, thuốc phải có tên trong danh mục, khi đưa thuốc vào thị trường phải thử nghiệm 1 năm, có kết quả tốt mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục bảo vệ thực vật cấp phép lưu hành. Quá trình này kéo dài nhiều năm. 
Thế nhưng, trên các sản phẩm mà chúng tôi đã thông tin ở bài trước, các công ty sản xuất lại cố tình nhập nhèm. Phổ biến nhất là kiểu nhãn mác trên vỏ chai ghi là phân bón nhưng phía dưới phần công dụng lại là trị các loại bệnh cho cây tiêu. Đơn cử, sản phẩm Argi – Phosphonate của Công ty TNHH SX-TM-DV Hóa Nông (252 đường Thới An 32, quận 12, TP.HCM): Trên bao bì ghi phân bón lá cao cấp, phía dưới ghi chế phẩm kháng nấm Phytopthora...
Thế nhưng, trên các sản phẩm mà chúng tôi đã thông tin ở bài trước, các công ty sản xuất lại cố tình nhập nhèm. Phổ biến nhất là kiểu nhãn mác trên vỏ chai ghi là phân bón nhưng phía dưới phần công dụng lại là trị các loại bệnh cho cây tiêu. Đơn cử, sản phẩm Argi – Phosphonate của Công ty TNHH SX-TM-DV Hóa Nông (252 đường Thới An 32, quận 12, TP.HCM): Trên bao bì ghi phân bón lá cao cấp, phía dưới ghi chế phẩm kháng nấm Phytopthora...
Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Lắk…, họ tiếp cận với các loại thuốc nhái này là từ các cuộc hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật do các doanh nghiệp tổ chức. Đây được xem là cách thức tiếp cận nhanh nhất với người nông dân. Bằng chứng, theo sổ ghi chép của Hội Nông dân xã Hiệp Hòa (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu), 6 tháng đầu năm xã đã tổ chức 19 cuộc hội thảo, mà trong các hội thảo doanh nghiệp đều áp dụng chương trình giảm giá, khuyến mại, tặng quà để thu hút nông dân tham gia. 
“Có những doanh nghiệp làm ăn uy tín họ tổ chức rất tốt, thực nghiệm tại vườn của nông dân, khi có được kết quả tốt, họ mới giới thiệu sản phẩm” - ông Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Hòa cho biết. “Thế nhưng, cũng có những công ty làm ăn bát nháo với mục đích là chỉ lừa người dân. Thậm chí, để nông dân tin, họ cam kết bán sản phẩm chỉ thu có 50% tiền thuốc, số tiền còn lại họ thu sau khi cây tiêu khỏi bệnh. Tuy nhiên, sau khi thu được 50% tiền thì họ cũng cao chạy xa bay, người dân không biết tìm ở đâu”.
Thuốc giả sản xuất ở doanh nghiệp “ma” 
Chúng tôi đã lấy mẫu ngẫu nhiên và đi tìm doanh nghiệp sản xuất thuốc Stariphos 400 của Công ty TNHH Thương mại Ngân Gia Nhật có trụ sở tại 27/5 đường 13, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM và loại Agri - Phosphonate 510 của Công ty TNHH SX- TM- DV Hóa Nông có trụ sở tại 252 đường Thới An 32, P. Thới An, quận 12, TP. HCM.
Tuy nhiên, sau hành trình dài đi tìm, chúng tôi chỉ tìm được những địa chỉ “ma”. Các doanh nghiệp này đã chọn những khu vực địa chỉ, số nhà rất lộn xộn như khu vực quận Gò Vấp, quận 12 để “đóng đô”. Không chỉ vậy, để “cắt đuôi” khách hàng, ngay cả số điện thoại ghi trên mác cũng không thể liên lạc được vì không có người trả lời.
Ví như, sau một hồi lòng vòng, phóng viên tìm được địa chỉ căn nhà 27/5 đường 13, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM – “đại bản doanh” của Công ty TNHH Thương mại Ngân Gia Nhật. Tuy nhiên, đây chỉ là căn nhà 2 tầng chật hẹp, cũ kỹ, nằm sâu trong hẻm chật chội đường 13, cửa đóng then cài, không có biểu hiện gì của một doanh nghiệp đang hoạt động hay là một xí nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Xác minh tại Công an phường 16, địa chỉ nhà 27/5 đường 13, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM trước đây có đăng ký trụ sở Công ty TNHH Thương mại Ngân Gia Nhật, tuy nhiên công ty từ lâu không hoạt động.
Tương tự, địa chỉ của Công ty TNHH SX- TM- DV Hóa Nông có trụ sở 252 đường Thới An 32, P. Thới An, quận 12, TP.HCM lại là… một cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Còn nhà phân phối thuốc Agri Fose 400 của Công ty Vinachemical địa chỉ 268/8 Tô Ký (P.TCH, Q12, TP.HCM). Thế nhưng, lần tìm cả phố Tô Ký dài 3km, không bỏ sót địa chỉ nào, chúng tôi cũng không thể tìm ra địa chỉ 268/8. Hỏi thăm đơn vị quản lý điện lực trên địa bàn, trong hồ sơ cũng không tồn tại địa chỉ 268/8 Tô Ký.
Thuốc bảo vệ thực vật giả, nhái đang hoành hành trên địa bàn mà cơ quan chức năng chưa “nhúng tay” triệt để thì khi các địa chỉ này hầu hết không tồn tại, gọi vào số điện thoại trên nhãn mác không ai nghe máy, người nông dân muốn đòi quyền lợi của mình chỉ còn cách “bắc thang lên hỏi ông trời”. M.L
“Thuốc là thuốc, phân bón lá là phân bón lá, không có chuyện phân bón lá có thể trị được bệnh cho cây trồng. Đây là thủ đoạn ghi sai nhãn mác để đánh lừa người dân”. (Ông Nguyễn Phú Cường – chuyên gia về thuốc bảo vệ thực vật).
“Khi cây tiêu đang trong giai đoạn bị bệnh, nếu người nông dân sử dụng phân bón lá hay thuốc trừ sâu để trị bệnh là vô tác dụng do không kháng được bệnh, vì các hoạt chất có trong phân bón và thuốc trừ sâu khác nhau và cây tiêu sẽ bị chết. Chính vì vậy, khi mua thuốc người nông dân phải rất am hiểu, không thể phó mặc cho các đại lý bán thuốc được. Trong khi đó, nhiều cửa hàng do nhân viên không có bằng cấp, không am hiểu về các loại bệnh cây trồng nên họ sẽ tư vấn sai. Và thiệt hại lại đổ lên vai người nông dân” (ông Bùi Đức Viễn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Hòa, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Mai Linh
Nguồn baophapluat.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại193,890
  • Tổng lượt truy cập90,257,283
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây