Học tập đạo đức HCM

Vải chín sớm Bình Khê: Kẻ khóc, người cười

Thứ hai - 03/06/2013 02:59
Dù đang vào chính vụ vải chín sớm nhưng xã Bình Khê (Đông Triều, Quảng Ninh) vắng hẳn cảnh mua bán ồn ào, tấp nập. Theo UBND xã Bình Khê, năm nay sản lượng vải sớm gần như là con số không. Song, lác đác vẫn có vườn quả chín đỏ au, sai trĩu trịt, cho sản lượng lên đến 30 - 40 tấn/ha.

Cây xóa nghèo

Theo ông Hoàng Ngọc Tân, Chủ tịch UBND xã Bình Khê, năm nay vải sớm gần như mất trắng. Chính quyền xã, mà đích thân là ông Tân đi kiểm tra thì diện tích vải sớm cơ bản không cho thu hoạch. “Diện tích vải thiều có vẻ khả quan hơn nhưng chắc cũng chỉ bằng 1/4 năm ngoái”, ông Tân cho biết.

Cả xã Bình Khê có 2.800 hộ thì gần như 100% số hộ tham gia trồng vải. Hộ ít thì 500 - 700 m2, hộ nhiều thì đến cả ha. Đi một vòng quanh xã Bình Khê, đâu đâu cũng thấy vườn vải. Vải nối đuôi nhau từ đất vườn leo cao lên tận đỉnh vùng đồi gò. Cây vải sớm bám rễ trên đất Bình Khê đến nay đã được hơn chục năm.

Đặc biệt, vùng đất này lại rất thích hợp để cho cây phát triển. Về hình thái bên ngoài, tán cây có hình bán cầu dẹt, lá màu xanh sậm. Khi nở, hoa kết thành từng chùm to, phân nhánh thưa và dài, cuống hoa có màu nâu đen.

Khi chín, quả giống như quả trứng, màu đỏ sẫm, vỏ mỏng, gai thưa, ngắn. Vải sớm Bình Khê không ngọt sắc như vải thiều mà có vị ngọt thanh, dễ ăn. Năng suất trung bình gần 1 tạ/ha tương đương 12 - 15 tấn/ha. Do là giống chín sớm nên ngay từ đầu tháng 5, một số diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch.


Anh Nhật bên cây vải sớm cho năng suất cao

Trước khi có cây vải, cuộc sống của người dân xã Bình Khê khốn khó vô cùng. Bài toán trồng cây và trồng như thế nào gì cứ luẩn quẩn trong tâm trí người dân nơi đây.

Ông Tân nhớ lại, hồi đó dân xã Bình Khê nghèo lắm. Tổng số hộ nghèo của toàn xã lên đến 30 -40%. Con số này khiến các cấp, các ngành ở Đông Triều đau đầu nhiều năm. Ấy vậy, từ khi cây vải bám rễ, cho quả trên mảnh đất này, cuộc sống của người dân gần như đổi thay hoàn toàn.

Cả xã Bình Khê nay chỉ còn 17 hộ nghèo, chiếm 0,62%; số hộ cận nghèo là 47 hộ, chiếm trên 1% trên tổng số 2.800 hộ toàn xã. Theo tính toán mới nhất của UBND xã Bình Khê thì đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 26,5 triệu đ/người/năm. Con số này, nếu so với một xã trung du miền núi ở các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Lạng Sơn thì quả là một trời, một vực.

Vẫn có vườn hốt bạc

Thấy được hiệu quả kinh tế từ cây vải mang lại, người dân ở xã Bình Khê đổ xô trồng vải. 100 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, chính quyền xã cho phép người dân chuyển đổi sang cây trồng khác, đó là cây vải sớm. Tổng diện tích đất trồng vải sớm của toàn xã Bình Khê nay ước đạt gần 500 ha.

Tuy nhiên, một vài năm đầu, khi vải thiều còn bán với giá cao, người dân hào hứng. Đến nay, bài toán “mất mùa được giá, được mùa mất giá” khiến cho nhiều hộ tỏ ra thờ ơ với cây vải. Năm 2013, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp. Nắng nóng, khô hạn kéo dài, tuy giảm được sâu bệnh nhưng người dân chủ quan trong khâu chăm sóc dẫn đến hiện tượng mất mùa.

Ngay từ đầu vụ thu hoạch, chính quyền xã Bình Khê đã gửi thông báo đến từng thôn, xóm, tạo điều kiện tối đa cho cả người bán và người thu mua. Cụ thể, các phương tiện ô tô đến thu mua vải sẽ được lực lượng công an xã, hướng dẫn tập kết tại sân vận động của các thôn, khi đóng đủ hàng mới ra điểm cân để bốc hàng lên xe rồi vận chuyển.

Chính quyền xã cũng yêu cầu các hộ tham gia bán vải không được mua gian bán lận, ép giá, gây mất niềm tin cho người đến mua hàng. Bên cạnh đó, vải phải được thu hoạch đúng thời điểm, việc bẻ vải còn xanh đem ra thị trường sẽ làm mất đi thương hiệu vải sớm Bình Khê.

Mặc dù, chính quyền xã đã tạo điều kiện hết mức nhưng tình hình không mất khả quan. Vào giữa đợt thu chính mà con đường dẫn vào Bình Khê vẫn vắng tanh. Phải chờ mỏi mắt, chúng tôi mới bắt gặp một chiếc xe tải cỡ nhỏ chạy vào xã để thu mua vải.

Năm 2012, sản lượng vải sớm toàn xã Bình Khê đạt 2.000 tấn, giá dao động trên dưới 6.000 đ/kg, cao điểm nhất 15.000 đ. Năm nay do mất mùa, đầu vụ giá vải bỗng tăng vọt lên gần 40.000 đ/kg. Anh Vũ Văn Hoàng ở thôn Trại Dọc nói như mếu: “Năm nay có được quả nào đâu mà chụp chú ơi”.

Dẫu vậy, vụ vải năm nay vẫn có những “đại gia” hốt bạc. Anh Phạm Văn Nhật (thôn Ninh Bình) hồ hởi cho biết, từ đầu vụ đến nay, 400 gốc vải nhà anh cho thu khoảng gần 40 tấn. Với giá bán cao ngất ngưởng như hiện nay, vụ vải năm nay, trừ mọi chi phí anh Nhật cũng bỏ túi được 500 - 600 triệu đồng.

 

Ông Bùi Văn Hanh, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Triều cho biết, ngoài Bình Khê, vải sớm còn được trồng ở 2 xã lân cận là An Sinh và Tràng An. Cả huyện hiện có gần 2.000 ha trồng vải. Việc làm cần thiết hiện nay là áp dụng TBKT vào SX mới là yếu tố mấu chốt. Nếu chỉ phát triển về diện tích mà chất lượng kém, dẫn tới mất thương hiệu thì là việc không nên.

Cách khu vườn nhà anh chỉ một bước chân cũng là một vườn vải, nhưng không hề được thu một quả vải nào. Anh Nhật nháy mắt, tất cả là do kỹ thuật chăm sóc thôi, nếu đổ cho thời tiết thì nhà anh cũng mất mùa. Theo anh Nhật, kỹ thuật chăm sóc vải sớm Bình Khê không khó nhưng đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ, từng khâu chăm sóc phải chuẩn xác.

“Ví dụ như khi cây bắt đầu ra quả, nếu mưa nhiều, phải đánh rãnh thoát nước cho cây. Còn như bây giờ, thu hoạch xong là phải tỉa cành ngay, sau đó phun thuốc BVTV pha loãng cho cây không bị nấm hoặc các loại nhện gây hại”, anh Nhật chia sẻ.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Ngọc Tân cho biết, do thị trường đầu ra vài năm trở lại đây không được ổn định nên chính quyền xã quyết định không cho người dân mở rộng diện tích cây vải sớm. “Chúng tôi sẽ cố định lại diện tích SX, tập trung cho chất lượng quả vải để giữ vững thường hiệu chứ không chạy theo năng suất hay diễn tích nữa”, ông Tân chia sẻ.

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,787
  • Tổng lượt truy cập85,141,823
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây