Học tập đạo đức HCM

Vốn bớt “khát”, “nóng” giá nguyên liệu

Thứ hai - 18/03/2013 02:44
Trong khi vấn đề vốn vay tạm thời được đảm bảo sau những kiến nghị của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) thì những tháng đầu năm 2013, doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu (XK) điều lại phải đối mặt với sự thiếu hụt nguyên liệu ngày càng trầm trọng.
Ngân hàng “chơi đẹp”

Theo ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Vinacas, năm 2012, xuất phát từ những khó khăn về vốn vay của DN, đặc biệt là có những thời điểm, số nợ ngân hàng đến hạn của các DN lên tới 3.000 tỷ đồng nên hiệp hội chủ động tổ chức nhiều cuộc họp để tìm giải pháp khả thi nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. 

Tại các cuộc họp này, hầu hết đại diện của các ngân hàng như ACB, VietinBank…, sau khi lắng nghe báo cáo từ Vinacas và các DN kinh doanh, XK điều trong nước đều có ý kiến đóng góp với thái độ hợp tác, chia sẻ khó khăn. Chẳng hạn, đại diện của VietinBank cho biết, họ sẵn sàng giúp đỡ DN về vốn nếu DN chấp nhận cắt lỗ, tức là chấp nhận bán hàng tồn kho với giá thấp để có vốn quay vòng và mua vào lượng hàng khác khi giá ngoài thị trường đang rẻ. Đại diện ACB cho biết, họ sẽ đưa ra gói vay 100 triệu USD cho các DN kinh doanh XK điều và cam kết cho vay 6 tháng đầu năm 2013 với lãi suất 5,6%/năm. Ngoài ra, họ cũng chấp nhận áp dụng hình thức cho vay thư tín dụng, đảm bảo thông suốt vấn đề ngoại tệ nhập khẩu cho một số DN đáp ứng được yêu cầu về kế hoạch kinh doanh. 

 Theo ông Giang, để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ thu mua và chế biến điều XK, ngành điều ước tính số vốn cần vay ngân hàng trong năm 2013 vào khoảng 7.500 tỷ đồng và 300 triệu USD. Do đó, sự trợ giúp của các ngân hàng có vai trò rất lớn để ngành điều đạt mục tiêu kinh doanh, XK. 

“Chúng tôi cũng đề nghị ngành ngân hàng xem xét cho vay với cả DN XK  điều có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đồng thời áp dụng một số cơ chế ưu đãi khác về tín dụng đối với ngành điều như hạ lãi suất cho vay xuống còn 4%/năm; chấp nhận chiết khấu bộ chứng từ XK thanh toán bằng các phương thức L/C, D/P, D/A, CAD với tỷ lệ chiết khấu lên đến 100% giá trị bộ chứng từ, nhận thế chấp bằng hàng hoá của DN để cho vay với số vốn tương đương 80% giá trị thực mua”, ông Giang nói.

Thận trọng khi “ôm” nguyên liệu 

Trong khi các vấn đề vốn vay ngân hàng bớt “nóng” thì những bất cập trong giá thu mua nguyên liệu điều chế biến trong nước và nhập khẩu lại trở nên gay gắt.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas cho hay, hiện giá XK điều nhân của Việt Nam trung bình khoảng 6.800 USD/tấn. Các DN chế biến XK điều thông thường phải bỏ ra khoảng 1.300 USD để chế biến 1 tấn điều nhân. Ngoài ra, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu cũng khá cao, dao động ở mức 4-4,2 tấn điều thô để sản xuất ra 1 tấn điều nhân. “Nếu cộng tất cả các khoản chi phí thì với giá thu mua đầu vào từ 24 triệu đồng/tấn điều thô như hiện nay, các DN cầm chắc thua lỗ”, ông Thanh nói. 

Cũng theo ông Thanh, thời gian qua có nhiều tin đồn bất lợi, gây hoang mang cho các DN, chẳng hạn, một số nhà kinh doanh cho rằng năm nay điều sẽ mất mùa lớn ở một số nước, giá điều thô mua tại Campuchia có thể tăng lên mức 40 triệu đồng/tấn. Ông Thanh khẳng định, giá điều thô có thể tăng nhưng để tăng đến mức 40 triệu đồng/tấn thì không có cơ sở. Thực tế khảo sát của Vinacas tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sản xuất điều lớn như Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Brazil thì sản lượng điều của họ năm nay khá ổn định. Theo đó, giá nhập khẩu điều từ Bờ Biển Ngà xoay quanh mức 950 USD/tấn, từ Nigeria  khoảng 850 - 860 USD/tấn. Mức giá này tuy cao hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng chưa thể gây sốt. 

Ông Giang nhận định, nếu giá điều thu mua trong nước tăng lên mức 27 triệu đồng/tấn thì các DN chế biến XK sẽ bị lỗ khoảng 330 USD/tấn. Trong khi đó, với giá nhập khẩu nguyên liệu như hiện nay thì các DN XK vẫn có lời khoảng 150-180 USD/tấn. Do đó, các DN ngành điều trong nước cần hết sức thận trọng trước các tin đồn thất thiệt. 

“Nếu cứ đổ xô mua điều thô giá cao, ôm hàng trong kho, nhưng đến cuối năm giá lại sụt giảm thì chắc chắn DN sẽ lỗ. Vì thế, các DN cần hết sức bình tĩnh và thận trọng khi tranh thủ gom nguyên liệu thời điểm này”, ông Giang nói.


Minh Tuấn
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập777
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,445
  • Tổng lượt truy cập93,126,109
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây