Học tập đạo đức HCM

Vướng mắc sau hơn một năm triển khai Luật Thú y

Thứ sáu - 15/09/2017 00:46
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thú y, những năm qua ngành Thú y Hà Nội đã thực hiện tốt Pháp lệnh Thú y, đặc biệt thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

Tuy nhiên từ tháng 7/2016 Luật Thú y có hiệu lực, các hoạt động liên quan đến công tác thú y được điều chỉnh theo luật.

img-9239084020206
Một hộ chăn nuôi lợn sinh học tại huyện Sóc Sơn

Một số điều khoản đã được thay đổi so với Pháp lệnh Thú y (năm 2004). Theo đó quy định chỉ thực hiện kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh; đối với trứng thương phẩm cũng không cần kiểm dịch, đồng thời bỏ quy định kiểm dịch “theo số lượng, khối lượng”. Sau hơn một năm triển khai thực hiện quy định này đang gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan thú y trên địa bàn Hà Nội.

Theo Luật Thú y, việc kiểm dịch được quản lý theo mối nguy cơ về dịch bệnh động vật như động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc xin và còn thời gian miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y nếu thực hiện đăng ký kiểm dịch thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thú y nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan thú y sẽ cấp giấy Giấy chứng nhận kiểm dịch để lưu thông trong nước.

Việc bỏ kiểm dịch nội tỉnh đã gây rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, bởi toàn TP Hà Nội hiện có 1.070 cơ sở giết mổ, nhưng chỉ có rất ít (116 cơ sở) cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung thủ công đủ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Số còn lại là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, không dễ xác định nguồn gốc để thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.

Mặt khác, việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh khiến cho một số lượng lớn sản phẩm động vật có nguy cơ chưa được kiểm dịch khi về đến các chợ bán cho người dân. Tình trạng bán thịt gia súc, gia cầm ngoài khu vực chợ hoặc trong khu dân cư là khá nhiều, ý thức chấp hành các quy định của người sản xuất, kinh doanh chưa cao, thậm chí còn có thủ đoạn buôn bán gian lận ngày càng tinh vi khiến cho công tác quản lý cáng khó khăn.

Cụ thể như các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nhỏ lẻ vận chuyển, kinh doanh không bao gói và nhãn hàng hóa, khi phát hiện lô hàng động vật hay sản phẩm động vật vận chuyển không có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng chủ hàng khai báo nguồn gốc trong tỉnh, thú y không có cơ sở kiểm tra do không thể phân biệt được sản phẩm đó trong hay ngoài địa bàn tỉnh, thành. Nếu sản phẩm động vật giết mổ trái phép, việc kiểm soát nguồn gốc là vô phương. Trường hợp khi dịch bệnh bùng phát sẽ rất khó cho việc kiểm soát, khống chế. 

Về kiểm soát trứng gia cầm, một bất cập là theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN- PTNT quy định miễn kiểm dịch trứng gia cầm tươi và chế biến, như trứng bắc thảo, trứng muối, trứng lộn, trứng ăn liền… Điều này đồng nghĩa tất cả các loại trứng đều bị đánh đồng và nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm là rất lớn. Người tiêu dùng hoang mang khi không biết dựa vào đâu để phân biệt trứng sạch, trứng không an toàn, trứng có nguồn gốc xuất xứ tạo khoảng trống cho trứng trôi nổi hoành hành.

Trong khi đó việc lây lan dịch bệnh các bệnh truyền nhiễm (cúm, Gumboro, Newcastle ...) trên đàn gia cầm thông qua việc vận chuyển trứng cũng rất rễ xảy ra. Nguy hiểm hơn hiện tại một số dịch bệnh trên đàn gia cầm như dịch cúm A/H7N9 có khả năng lây nhiễm sang người là rất cao, việc tiếp xúc với trứng gia cầm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho người tiêu dùng.  

Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các chợ có kinh doanh buôn bán và tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trước đây đều đã được cơ quan thú y kiểm tra, kiểm soát về số lượng, nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố (theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND TP Hà Nội) hiện cũng có những thay đổi.

Khâu cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ, sơ chế nhỏ lẻ (theo Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của UBND TP) hiện giao cho cấp huyện quản lý, tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát của các huyện còn nhiều hạn chế, bất cập nhất là việc quản lý hoạt động giết mổ, việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở giết mổ, sơ chế chế biến. Điều này cũng đã dẫn đến việc kiểm soát của các cơ quan thú y gặp nhiều trở ngại.

Có thể thấy, Luật Thú y ra đời sau hơn một năm đã tạo được hành lang pháp lý cao nhất, cơ bản đầy đủ nhằm nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên việc bãi bỏ quy định kiểm dịch nội tỉnh sẽ phù hợp khi trình độ chăn nuôi phát triển, khép kín từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến sơ chế chế biến tiêu thụ như ở các nước phát triển (theo mô hình chuỗi liên kết). Các doanh nghiệp sản xuất khép kín, đăng ký mã vùng, mã vạch để truy xuất nguồn gốc, chịu trách nhiệm sản phẩm, trình độ quản lý các tỉnh, thành được nâng lên đồng bộ.

Trong khi với tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao thì việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh là một thách thức lớn.


Theo Nguyễn Ngọc Sơn/nongnghiep.vn
 Tags: thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập925
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,860
  • Tổng lượt truy cập93,141,524
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây