Học tập đạo đức HCM

Nhà giáo làm nông

Thứ ba - 21/07/2020 00:18
Kết thúc một năm học dài, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nhiều thầy cô tự thưởng cho mình những chuyến du lịch vui vẻ cùng gia đình, người thân.
Thầy Nguyễn Thành Phương đang tưới nước cho gốc na chuẩn bị đến dịp thu hoạch.

Thầy Nguyễn Thành Phương đang tưới nước cho gốc na chuẩn bị đến dịp thu hoạch.

Nhưng với cặp vợ chồng thầy cô giáo Nguyễn Thành Phương, Ngô Thị Quyên trú tại thôn Khê Thượng, xã Việt Dân, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) lại chọn cho mình kì nghỉ hè là thời gian thu hoạch những sản phẩm từ nông nghiệp.

Thầy Phương, cô Quyên lên duyên vợ chồng từ năm 2012, sau khi về chung một gia đình, ngoài vốn liếng bỏ túi là “nghề dạy học” ra, thầy cô còn được bố mẹ tạo điều kiện cho thêm vốn với ½ hecta đồi cây, 10 đôi chim bồ câu làm của để dành.

Vốn xuất thân từ nông thôn, từ nhỏ cô Quyên đã nổi tiếng khắp vùng không chỉ học giỏi mà còn có đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Tuy nhiên, khi về nhà chồng, được bố mẹ giao cho quản lý đồi cây, cô cũng luôn trăn trở phải làm sao để cải tạo, phát triển được mảnh đất đồi, vừa ưu tiên những cây trồng mang thế mạnh của địa phương.

Sau một thời gian về làm dâu, gạt bỏ mọi bỡ ngỡ ban đầu. Thầy Phương đã đưa vợ mình đến nhà một số hộ làm kinh tế giỏi trong vùng để tìm hiểu, học hỏi cách trồng cây na.

Lúc đầu, hai vợ chồng trồng thử nghiệm 300 cây na dai, na bở, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên trong quá trình phun thuốc cỏ, phun thuốc sâu, cây bị chết gần hết, những cây còn lại bị sâu đục thân, số ít cho quả còi cọc, kém chất lượng.

Trong thời gian đó, hai vợ chồng đầu tư nuôi chim bồ câu Pháp và thỏ, nhưng chim không được tiêm phòng vacxin và thỏ bị nắng quá nên cũng chết. Số vốn liếng ban đầu hai vợ chồng tiết kiệm được sau đám cưới gần như đã cạn. Nhìn thấy thất bại ban đầu, hai vợ chồng định bỏ cuộc, nhưng cả hai lại tự động viên, an ủi nhau coi như mất tiền để mua kinh nghiệm.

Lần này, ngoài thời gian lên lớp, cả hai vợ chồng cùng tham gia những khóa học tập huấn của địa phương, trực tiếp trao đổi với chuyên gia về giảng dạy tại lớp học và rút kinh nghiệm từ những thất bại trước đó.

Cô Ngô Thị Quyên chăm sóc đàn chim bồ câu của gia đình.

Cô Ngô Thị Quyên chăm sóc đàn chim bồ câu của gia đình.

Lần nữa, mạnh dạn và nhờ vốn hỗ trợ của hai bên gia đình, vợ chồng thầy cô Phương – Quyên đầu tư trồng 500 cây na, xây lại chuồng và nuôi thêm thỏ đẻ, chim bồ câu, gà ta.

Sau khi đã nắm vững quy trình trồng na, thầy Phương không cho vợ mình phun thuốc cỏ như trước đây nữa mà thay vào đó là dùng máy phạt cỏ, chấm na ít quả để cho na to, sau đó cắt cành.

Cứ thế từng bước một, tuy vất vả và tốn công sức nhưng cây na sinh trưởng đều và không bị chết. Khi cây đã ra quả, tận dụng phân gà ở vườn để bón cho cây, vừa kết hợp hòa phân Lâm Thao vào tưới, phủ mùn vào gốc cây để giữ độ ẩm. Có như vậy, na ra trái vừa to, chất lượng quả lại ngọt. Cứ đến tháng 12 âm lịch, hai vợ chồng lại cắt cành na, tháng 3 âm lịch tiếp tục thụ phấn hoa.

Về cách nuôi chim bồ câu đẻ, cô Quyên đã tìm hiểu và xây chuồng thiết kế theo từng ô, đặt ở vị trí thoáng, mát, có ánh nắng mặt trời, tránh ồn ào hay gió lùa. Trên mỗi ô chuồng đều được trang bị máng ăn, ổ đẻ và tiêm vacxin định kì 3 lần/năm cho chim. Mỗi ngày cho chim ăn 2 bữa, nước uống cho chim phải là nước sạch, không màu, không mùi, thay nước một lần để đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh cho chim.

Vợ chồng thầy Phương, cô Quyên chăm sóc đàn gà và thỏ ở góc sân vườn.    

Vợ chồng thầy Phương, cô Quyên chăm sóc đàn gà và thỏ ở góc sân vườn.    

Với thỏ cũng vậy, ngoài việc thiết kế chuồng trại chắc chắn, bên trên có rơm che phủ cho thỏ khỏi nắng, thức ăn của thỏ rất đa dạng, chủ yếu là các loại lá, cây, củ quả như lá ngô, bắp cải, su hào, bèo tây, lá cây đậu, lá sung, lá mít, lạc, lá xoan, lá đu đủ, đậu lạc, lá chuối, cỏ voi... nên không mất nhiều thời gian chăm sóc.

Nhờ chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đến nay vợ chồng thầy Phương, cô Quyên đã trồng được gần 1.000 gốc na, nuôi 15 đôi thỏ đẻ, gần 100 đôi chim bồ câu và hàng trăm con gà trống, mái. Mỗi vụ na chính cho thu hoạch gần 2 tấn na và hơn 2 tạ na vụ đông. Ước tính thu nhập tăng thêm từ vườn đồi và nuôi các con vật này được gần 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, na dai của gia đình thầy cô đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Anh Nguyễn Đức Huy, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Việt Dân chia sẻ: “Gia đình đoàn viên thanh niên Nguyễn Thành Phương và Ngô Thị Quyên là một trong số ít những hộ đoàn viên trẻ, tiêu biểu của xã Việt Dân có nhiều đóng góp cùng địa phương xây dựng mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong những năm qua, thầy Phương, cô Quyên đã tìm được cơ hội của mình để chung tay cùng địa phương, quảng bá thương hiệu Na dai Việt Dân đến các tỉnh lân cận”.

Chia tay với gia đình thầy Phương, cô Quyên, chúng tôi không khỏi khâm phục ý chí, khát vọng vươn lên làm giàu của họ. Họ không chỉ là những kĩ sư tâm hồn, ươm những hạt giống đẹp cho đất nước.

Mà hơn hết, đó còn là những giọt mồ hôi thấm mặn gieo trên những luống cây, đem những trái ngọt dâng tặng cho cuộc đời. Họ biết tận dụng sức trẻ, niềm đam mê, đem những hiểu biết của mình để xây dựng cho quê hương nông thôn mới ngày càng giàu đẹp hơn.

Theo Trần Thanh Huyền/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập854
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại747,349
  • Tổng lượt truy cập93,125,013
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây