Học tập đạo đức HCM

850 tỷ đồng cho Chương trình OCOP

Thứ bảy - 01/07/2017 06:31
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 2366/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh - OCOP” giai đoạn 2017 - 2020.

Theo đó, tổng kinh phí thực hiện Đề án là trên 850 tỷ đồng, trong đó huy động từ cộng đồng là 76%.

12-35-12_ocop_qn
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng

Theo đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu hoàn thiện hệ thống tổ chức OCOP theo hướng thành lập bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh đến cấp huyện; tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP và lãnh đạo các DN, HTX tham gia chương trình...

Mục tiêu của Đề án là hằng năm mỗi huyện, TX, TP có ít nhất từ 1 đến 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ thực hiện theo chương trình OCOP đã ban hành; phát triển ổn định ít nhất 80 tổ chức kinh tế, 250 sản phẩm OCOP; phấn đấu có 6/12 sản phẩm cấp tỉnh đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia.

Cụ thể, trong năm 2017 tập trung rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực, từ đó mở rộng quy mô SX đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo chất lượng cũng như định hướng hỗ trợ phát triển thành sản phẩm chuyên nghiệp. Từ năm 2018 tập trung khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Năm 2019 khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại sâu rộng.

Đến năm 2020 sẽ tập trung hoàn thành việc xây dựng 5 sản phẩm có lợi thế của tỉnh được SX theo chuỗi giá trị; đồng thời nâng cấp sản phẩm, chuỗi giá trị các sản phẩm chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, đáp ứng tiêu chí thương hiệu quốc gia...

Từ thành công của chương trình, Bộ NN-PTNT đã có chủ trương nhân rộng mô hình của Quảng Ninh ra phạm vi toàn quốc. Và hiện tại nhiều địa phương cũng đã áp dụng mô hình này với các tên gọi khác nhau. Có thể nói đó là một thành công của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Theo nội dung Đề án, có thể thấy nhiệm vụ, lộ trình các bước thực hiện chương trình OCOP của tỉnh theo từng năm trong giai đoạn 2017-2020 đã khá rõ ràng, cụ thể.

Điểm rõ nét là người dân luôn là chủ thể của chương trình, thể hiện ở nguồn kinh phí thực hiện huy động từ cộng đồng là cơ bản (khoảng 76%), phần ngân sách nhà nước hỗ trợ chỉ là thứ yếu (khoảng 24%). Và điều quan trọng là các sản phẩm OCOP của tỉnh trong giai đoạn này phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thị trường trong nước và các tiêu chí của thương hiệu quốc gia...

Chương trình OCOP được Quảng Ninh triển khai từ năm 2014, với mục tiêu nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn, việc làm cho cư dân nông thôn và giảm nghèo bền vững thông qua việc phát triển SXKD các sản phẩm truyền thống, có lợi thế của từng địa phương, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn của tỉnh theo hướng phát triển nông thôn nội sinh và gia tăng giá trị hàng hoá.

Đây là cách làm mới, sáng tạo của Quảng Ninh và thực tế đã chứng minh chương trình mang lại hiệu quả rõ nét, số lượng sản phẩm đăng ký tăng mạnh, lên tới hàng trăm, chất lượng sản phẩm được nhân dân, người tiêu dùng và du khách đánh giá cao. Điều này được khẳng định thông qua các hội chợ OCOP được tổ chức nhiều lần trong những năm vừa qua. Nhiều sản phẩm có sức tiêu thụ mạnh, cung không đủ cầu...

Theo Văn Nguyễn/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay24,998
  • Tháng hiện tại1,268,268
  • Tổng lượt truy cập88,623,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây