Học tập đạo đức HCM

Cá dứa - loài nuôi hứa hẹn

Thứ tư - 07/05/2014 21:59
Cá dứa (Pangasius kunyit) hay tra bần là loài cá nhiệt đới có thịt chắc thơm ngọt, ít mỡ nên rất được thị trường ưa chuộng. Do sống được cả nước ngọt, lợ, cùng với tính ăn tạp, dễ nuôi nên cá dứa được xem là loài nuôi phù hợp của người dân Nam bộ.

Đặc điểm sinh học

Cá dứa thuộc họ cá tra, có thể thích nghi được trong môi trường nước ngọt, lợ, ở nước ta cá thường sống chủ yếu ở hệ thống sông Cửu Long. Cá có hình dáng giống cá tra, nhưng có những khác biệt như: Thân tròn dài, vây ngực không có ngạnh, phần cuối của vây đuôi phớt màu vàng cam hoặc màu tím, kỳ bụng màu tím (giống màu tím quả dứa non). Da bụng màu trắng tươi, lưng trắng xanh. Vây lưng có 6 - 7 tia vây, vây hậu môn có 4 tia cứng và 31 - 34 tia vây. Trên 2 nắp mang của cá có vết hình rẻ quạt và mờ dần khi cá lớn, có 8 - 22 lược mang ở cung mang đầu tiên. Thịt cá trắng tươi, đặc biệt, khi cắt ngang thân cá, sẽ thấy những thớ thịt nhuyễn, xoắn vào nhau, không có mỡ dưới da (chỗ sống lưng). Cá trưởng thành có chiều dài 120 - 140 cm, trọng lượng 15 - 20 kg.

Ngoài tự nhiên, cá thành thục sau 2 đến 3 năm tuổi, trọng lượng 3 - 5 kg, khi thành thục, chúng di cư lên thượng nguồn các con sông để sinh sản. Mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 4 - 8. Đây cũng là thời kỳ cao điểm các ngư dân vùng ĐBSCL vào mùa đánh bắt cá. Trứng sau khi thụ tinh, nở thành cá bột sau 36 - 48 giờ, cá con xuôi theo dòng nước chảy về hạ lưu (tháng 9 - 10) và di chuyển dần ra vùng cửa sông giáp biển để sinh sống và tăng trưởng.

Giai đoạn cá nhỏ, thức ăn chính là động vật phù du, ấu trùng côn trùng, giun chỉ… Khi lớn lên, ăn mùn bã hữu cơ, chất lơ lửng và các loại trái chín của các loài cây vùng ngập mặn như: quả mắm, bần, ổi… nên còn gọi là cá tra bần. Nuôi ao, cá thích nghi với nhiều loại thức ăn như: mùn bã hữu cơ, cám, rau, thức ăn hỗn hợp, động vật đáy. Một ưu điểm đặc biệt của cá dứa là không bị còi, mặc dù thiếu thức ăn trong một thời gian dài, trọng lượng cơ thể nhỏ, nhưng khi cho ăn đầy đủ trở lại cá vẫn sinh trưởng bình thường.

 

Tình hình nuôi

Năm 2008, cá dứa đã được Công ty TNHH MTV Thủy sản Minh Chánh tại tỉnh An Giang sản xuất giống nhân tạo thành công. Đến nay, cá dứa đã được nuôi thành công trong lồng bè, ao đầm nước lợ, ngọt tại An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ… Hiện nay, giống cá được sản xuất nhiều ở các cơ sở, trạm trại thuộc các tỉnh Nam bộ, vừa chủ động giống vừa giảm được áp lực khai thác giống tự nhiên. Muốn nuôi cá dứa hiệu quả, ngoài yếu tố kỹ thuật từ khâu thả giống, cho ăn, độ mặn…, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của cá. Nên thả giống vào đầu mùa mưa (cuối tháng 5 trở đi), quá trình nuôi cần thường xuyên thay nước  ao để  ổn định  pH và giữ vệ sinh môi trường cho cá.

Hiện, cá dứa đang được quan tâm và nuôi nhiều nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi ở một số khu vực nuôi tôm đang gặp khó khăn do dịch bệnh hoặc bị ô nhiễm và  thay thế những loài nuôi có giá trị thấp. Với giá bán giống 700 - 1.200 đồng/con (cỡ 4 - 6 cm), người nuôi có thể dễ dàng mua được ở các trạm trại, cơ sở sản xuất giống.

>> Cá dứa có thể nuôi trong ao đất hoặc lồng bè, độ mặn dao động 0 - 15‰, mật độ thả 4 con/m2 (cỡ 4 - 6 cm), sử dụng thức ăn công nghiệp (18 - 25% đạm), thức ăn tự chế. Sau 8 - 10 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 0,8 - 1,2 kg/con, hệ số thức ăn 1,5 (cám công nghiệp) và 2,5 (cám tự chế), năng suất ước đạt 15 tấn/ha. Giá cá thương phẩm 60.000 đồng/kg, lợi nhuận 140 - 170 triệu/ha.


Địa chỉ cung cấp giống:

1. Công ty TNHH MTV Thủy sản Minh Chánh, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ông Chánh. Điện thoại: 0985 959 597

2. Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại: 073 382 1175

3. Trung tâm Giống Thuỷ sản An Giang, phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại: 076 383 1675

Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập469
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,226
  • Tổng lượt truy cập92,044,955
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây