Học tập đạo đức HCM

Đăk Nông: Canh tác bền vững – giải pháp an toàn cho người trồng tiêu

Thứ ba - 18/03/2014 21:28
Trong những năm gần đây, hồ tiêu là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong nước và quốc tế tiêu thụ khá mạnh

Trong những năm gần đây, hồ tiêu là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong nước và quốc tế tiêu thụ khá mạnh nên người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông nói chung và xã Nam Dong, huyện Cư Jút nói riêng đã giàu lên nhanh chóng nhờ trồng tiêu. Tổng diện tích trồng hồ tiêu của xã là 419 ha, chiếm 32% tổng diện tích trồng cây lâu năm của toàn xã. Có thể nói, tiêu là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như khí hậu, thổ nhưỡng. Việc phát triển các mô hình trồng tiêu bền vững đang được chính quyền các xã Nam Dong và người dân trên địa bàn chú trọng, với mục tiêu hướng đến phát triển loại cây trồng này một cách ổn định, bền vững.

Trồng tiêu trên trụ sống là mô hình kinh tế được một số bà con nông dân trong xã đang áp dụng. Qua thực tế sản xuất, mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Đây cũng là một trong những giải pháp canh tác hồ tiêu theo hướng an toàn sinh học, hạn chế sâu bệnh hại, bảo vệ môi trường và an toàn cho người trồng tiêu.

Đến thăm vườn tiêu của gia đình ông Nguyễn Văn Cao, thôn Tân Bình, xã Nam Dong mới thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiêu bền vững. Ông Cao là một chi hội trưởng chi Hôi Nông dân thôn nên đã tham gia rất nhiều các lớp tập huấn do Hội nông dân, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức và được tham quan các mô hình sản xuất giỏi, từ đó ông đã áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất tiêu của gia đình mình. Ông nói: “Cách đây 14 năm, khi trồng hồ tiêu tôi đã quyết định trồng cây keo làm trụ sống cho tiêu leo bám vì cây keo là loại cây có ưu thế hơn tất cả, lá của cây keo nhỏ nên vừa có khả năng che mát vừa có ánh sáng tán xạ xuyên xuống dây tiêu giúp cây quang hợp tốt. Điều đặc biệt nữa là, cây keo là cây họ đậu nên nó không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu. Trong khi đó, keo có ưu điểm lớn rất nhanh và có tuổi thọ cao. Một ưu thế nữa là cây keo khi cắt trụi cành không chết và cành, lá của nó để lại cho đất lớp mùn rất là tốt. Hơn nữa, cành, lá, quả của cây keo còn có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi rất tốt cho gia súc như heo, trâu, bò, dê ...”.

Theo ông Cao: “Trồng tiêu trên cây trụ chết trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm”. Chính vì vậy, trong khi không ít vườn tiêu trên địa bàn xã đang bị bệnh chết nhanh, chết chậm tấn công thì vườn tiêu của ông vẫn “bình an vô sự”.

Để tăng thu nhập và tạo điều kiện canh tác vườn tiêu bền vững, ông đã nuôi nhốt 2 con bò, tận dụng rơm rạ, cành keo, cỏ xung quanh vườn để làm thức ăn cho bò. Hàng tháng, ông sử dụng rơm rạ độn với phân bò ủ hoai, sau đó trộn với nấm trichoderma bón cho tiêu với lượng 25kg/trụ/năm. Do được bón nhiều phân chuồng, nên đất trong vườn tiêu rất tơi xốp, xung quanh gốc tiêu có rất nhiều giun đất đùn lên, nhờ vậy chi phí bón phân hóa học được giảm đáng kể. Mỗi trụ tiêu ông chỉ bón 1,2 kg NPK/năm (chia đều cho 4 lần bón).

Do được áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng bền vững nên hơn 1000 trụ tiêu của gia đình ông được trồng từ năm 2000, nhưng vườn tiêu phát triển rất tốt, ít bị sâu bệnh, năng suất khá cao và ổn định qua nhiều năm. So với các vườn tiêu khác thì vườn tiêu gia đình ông có nhiều khác biệt như: Cành lá dưới gốc được cắt cao cách mặt đất 30cm, trụ tiêu được tạo hình thông thoáng để ánh sáng chiếu được vào tận dây thân, lá tiêu xanh và dày hơn hẳn. Trong khi đó chi phí đầu tư ít hơn hẳn các hộ khác.

Theo tính toán của ông Cao, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 670 triệu đồng, trong đó thu từ vườn tiêu là 650 triệu đồng (1000 trụ tiêu là 5 tấn/năm, bán giá 130.000 đồng/kg) và thu từ bán bò là 20 triệu đồng (2 con bò mẹ đẻ được 2 con bê với giá 10 triệu đồng/con), sau khi trừ chi phí hết 102.500.000 đồng bao gồm: Chi phí mua phân bón 18 triệu đồng, tiền mua nấm trichoderma 2,5 triệu đồng, tiền công chăm sóc và thu hoạch 60 triệu đồng, chi phí tưới nước 20 triệu đồng, tiền mua thuốc BVTV là 2 triệu đồng. Như vậy mỗi năm gia đình ông Cao còn lãi 567.500.000 đồng.

Cũng giống như gia đình ông Cao, anh Nguyễn Văn Hội ở thôn Tân Bình, xã Nam Dong, nhờ biết áp dụng những kỹ thuật canh tác hồ tiêu bền vững như: sử dụng trụ sống cho cây tiêu leo bám; bón phân hữu cơ để tăng hàm lượng mùn tạo cho đất tợi xốp; bón phân hóa học cân đối, hợp lý nên vườn tiêu của gia đình anh phát triển rất tốt, năng suất cao và ổn định trong nhiều năm.

Anh Hội cho biết: “Gia đình tôi có 0,7 ha tiêu,trước đây do không nắm rõ kỹ thuật nên tôi cứ nghĩ bón nhiều phân hóa học là tốt. Vườn tiêu của gia đình tôi ngày càng suy kiệt, do không được bón phân hữu cơ nên đất chai cứng, sau mỗi trận mưa nước đọng nhiều trong bồn nên một số cây đã có dấu hiệu bị bệnh. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn do Hội nông dân xã và trạm Khuyến nông huyện tổ chức, tôi đã thay đổi phương thức canh tác, đầu tư mua phân hữu cơ về ủ với nấm trichoderma để bón cho tiêu, bón phân khoáng theo đúng quy trình nên sau 3 năm vườn tiêu nhà tôi đã được phục hồi, sâu bệnh hại giảm rất nhiều, năng suất không những cao mà còn ổn định”.

Có thể nói việc trồng tiêu leo bám trên trụ sống và sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như gia đình ông Cao và anh Hội không những không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây tiêu mà còn góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái và làm giảm tình trạng dịch bệnh lây lan do sử dụng trụ gỗ cũ làm trụ cho tiệu leo bám. Đây thực sự là hướng canh tác an toàn trước tình trạng “nhà nhà trồng tiêu”, trong khi đó dịch bệnh trên hồ tiêu thường xuyên xuất hiện và lây lan rất nhanh như hiện nay.

Qua khảo sát thực tế nhiều vùng trồng tiêu cho thấy, trồng tiêu theo hướng bền vững sẽ vừa đảm bảo được chất lượng của sản phẩm hạt tiêu, đồng thời tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả trên cùng một diện tích cây trồng. Với giá cả và đầu ra của hồ tiêu trên thị trường đang rất ổn định, sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho đời sống của người trồng tiêu ở thôn Tân Bình nói riêng, xã Nam Dong nói chung, ngày một phát triển ổn định hơn.

Theo Khuyến nông Quốc gia

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập529
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại850,148
  • Tổng lượt truy cập92,023,877
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây