Học tập đạo đức HCM

Nuôi lươn không khó

Thứ ba - 21/10/2014 02:45
Lươn giàu đạm, giá bán cao, lại có thể chế biến thành nhiều món ngon. Do nhu cầu lớn của thị trường, lươn đang là đối tượng nuôi mang lại thu nhập cao.

Đặc điểm sinh học

Lươn (Monopterus albus) là loài thủy sản ăn thịt động vật, sống ở nước ngọt, thân dài, không vẩy, phần trước tròn, phần sau dẹp bên và mỏng, lưng thường có màu nâu sậm, vàng nâu và bụng màu vàng nhạt. Đầu hơi dẹp bên, miệng có thể mở rộng, xương hàm cứng và chắc. Vây ngực và vây bụng tiêu giảm, vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi nối liền nhau.

Lươn sống phổ biến trong các ao, hồ, sông, rạch, ruộng lúa và chịu được khô hạn bằng cách chui rúc. Lúc nhỏ lươn ăn động vật phù du, trùn chỉ, ấu trùng côn trùng… Khi trưởng thành ăn tôm, cá nhỏ, giun, ấu trùng côn trùng thủy sinh và đặc biệt là những thức ăn có mùi tanh. Ban ngày lươn ẩn nấp hoặc rình mồi ở cửa hang, chúng chủ yếu kiếm ăn về đêm và có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn.

Lươn hô hấp chủ yếu bằng mang nhưng cũng có thể hô hấp bằng cơ quan hô hấp phụ (da và khoang hầu) khi gặp điều kiện bất lợi. Khi để da lươn khô sau 12 giờ chúng sẽ chết, nếu giữ đủ độ ẩm nhưng không cho nước lươn sẽ chết sau 27 giờ và chúng sẽ chết sau  4 - 6 giờ nếu không được tiếp xúc không khí, mặc dù ôxy trong nước đầy đủ. Ngoài tự nhiên sau một năm, lươn có thể đạt trọng lượng 200 - 300 g/con.

Sau thời gian 5 - 6 tháng nuôi, người nuôi có thể xuất bán lươn thịt          

Lươn sinh trưởng ở nhiệt độ thích hợp 25 - 280C, khi nhiệt độ thấp hơn 180C lươn bỏ ăn và dưới 100C lươn sẽ chui xuống bùn trú đông. Lươn thành thục và tham gia sinh sản sau 10 tháng đến 1 năm. Thông thường lươn có kích cỡ nhỏ (dưới 30 cm) là lươn cái, ở cỡ  30 - 54 cm có cả đực, cái và con lưỡng tính, cỡ lớn hơn (trên 54 cm) là lươn đực. Lươn cái đẻ 500 - 700 trứng/lần. Khi sinh sản, chúng đào hang làm tổ ở cạnh bờ và nhả bọt lên miệng hang để bao bọc trứng. Bọt do lươn nhả ra có tác dụng bảo vệ và giữ trứng tập trung trong tổ. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8; sau những trận mưa rào và lúc trời gần sáng là thời điểm lươn đẻ tập trung.

 

Đáng được chọn nuôi

Với kỹ thuật nuôi không khó, nuôi được ở mật độ cao, diện tích nhỏ, loại hình nuôi đa dạng (bể xi măng, bể quây bạt, ao đất…), loại hình này rất phù hợp những hộ dân có ít đất. Những hộ có diện tích lớn thì có thể nuôi thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp đạm cao cho lươn ăn và đạt được năng suất cao.

Cùng với hình thức nuôi đa dạng, công nghệ nuôi lươn cũng liên tục được cải tiến, từ nuôi trong bồn chứa bùn đã chuyển sang nuôi lươn không bùn, vừa tăng mật độ thả, hạn chế ô nhiễm vừa giảm được chi phí sản xuất mang lại năng suất cao hơn. Hiện, hầu hết các địa phương trên cả nước đã chủ động sản xuất được con giống nhân tạo, giảm áp lực khai thác giống ngoài tự nhiên. Năm 2012, kỹ sư Triệu Thị Y Vanne thuộc Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống lươn bằng sinh sản bán nhân tạo. Đây là phương pháp phù hợp, giúp các hộ có thể tự sản xuất con giống chất lượng cao để nuôi, giảm chi phí sản xuất.

Với giá bán giống lươn 2.000 - 4.000 đồng/con (cỡ 60 - 80 con/kg), người nuôi có thể mua được ở trại giống và các đại lý nuôi quanh vùng hoặc có thể mua lươn thương phẩm về nhân giống theo phương pháp sinh sản bán nhân tạo. Sau thời gian 5 - 6 tháng, mật độ thả 60 - 120 con/m2, hệ số thức ăn 3 - 4 kg thức ăn được 1 kg lươn, người nuôi có thể xuất bán lươn thịt và có lãi 50.000 - 70.000 đồng/kg. 

>> Muốn lươn tăng trưởng tốt, bể nuôi phải sạch và thoáng mát, cần đậy kín bồn nuôi bằng tấm che, chừa khoảng trống cho ăn. Nước trong bể cao 30 cm, thay nước 1 - 2 lần/ngày. Thức ăn là ốc bươu vàng, tôm cá tạp và phế phẩm từ nhà máy thủy sản.

Thủy sản Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại237,458
  • Tổng lượt truy cập92,615,122
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây