Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp hữu cơ vẫn chờ... cơ chế

Thứ năm - 24/11/2016 07:18
Sản xuất theo hướng hữu cơ là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp nhằm đảm bảo ATTP và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Mặc dù vậy, để phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) ở nước ta hiện nay vẫn còn khá nhiều nút thắt.
Còn nhiều rào cản
Vài năm trở lại đây, khi vấn đề ATTP ngày càng nhức nhối và nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày một tăng cao, các sản phẩm NNHC luôn được ưa chuộng. Cũng chính vì thế, sản xuất NNHC đã có bước phát triển khá tích cực. Theo thống kê của Hiệp hội NNHC Việt Nam, nếu như năm 2010 cả nước có 21.000ha NNHC thì chỉ 2 năm sau đã tăng lên 23.400ha và tới nay đạt trên 43.000ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành như Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu… Tuy nhiên, sản xuất NNHC vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phát triển chậm.
Theo PGS.TS Lê Văn Hưng - Hiệp hội NNHC Việt Nam, thời gian qua, các bộ, ngành chưa quan tâm đúng mức đến phát triển NNHC. Tuy chính sách hỗ trợ cho sản xuất NNHC đã có, song cơ chế lại chưa cụ thể. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ như tiêu chuẩn, quy chuẩn hay công tác phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm ở các địa phương cũng còn rất hạn chế. PGS.TS Lê Văn Hưng lấy ví dụ, giai đoạn 2005 - 2012, Tổ chức Phát triển nông nghiệp châu Á của Đan Mạch (ADDA) tài trợ, chuyển giao cho Hội Nông dân Việt Nam thực hiện dự án phát triển NNHC tại 9 tỉnh ở phía Bắc trên các đối tượng như lúa, rau, vải, cam, bưởi, chè, thủy sản. Tuy nhiên, khi dự án kết thúc, chỉ có một số nhóm nông dân ở Hà Nội (vùng rau hữu cơ Thanh Xuân – huyện Sóc Sơn) và Hòa Bình duy trì được hoạt động, còn lại gần như tan rã.
Điều đáng nói, trong khi yêu cầu về chứng nhận chất lượng đối với nông sản thực phẩm ngày càng cao, đến nay, nước ta vẫn chưa có cơ chế và quy định cụ thể cho việc hình thành các tổ chức chứng nhận cho sản phẩm NNHC. Đây cũng là khó khăn, trở ngại lớn cho phát triển sản phẩm hữu cơ. Bà Trương Kim Hoa, chủ trang trại Hoa Viên, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có quy mô khoảng 30ha trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hữu cơ chia sẻ, do chưa có quy định công nhận sản phẩm hữu cơ nên DN và người sản xuất chưa có cơ sở để chứng minh chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng.
Sớm có cơ chế tháo gỡ
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm an toàn, chất lượng cao ở thị trường nội địa và xuất khẩu càng ngày cao. Bên cạnh đó, hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch cũng đang tập trung khai thác thị phần thực phẩm hữu cơ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là phân khúc nhà hàng, khách sạn cao cấp. Đây chính là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất NNHC phát triển mạnh trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, trước tiên, các bộ, ngành cần sớm ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ từ tiêu chuẩn, quy chuẩn đến kiểm tra, giám sát sản xuất và chứng nhận sản phẩm.
Ông Hoàng Bá Nghị - thành viên Ban Chỉ đạo VietGAP T.Ư nhận định, việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ là vấn đề không dễ dàng. Do đó, phải thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của “4 nhà”. Ban đầu, Nhà nước cần hỗ trợ thực hiện mô hình mẫu, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và sau đó nhân rộng mô hình ra cả nước. Để sản xuất NNHC bền vững, nên tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các hộ nông dân thành HTX, tổ hợp tác. Đồng thời khuyến khích và phát huy hiệu quả liên kết DN với nông dân và bao tiêu sản phẩm thông qua HTX, tổ hợp tác.
Ngoài ra, Nhà nước cần có quy hoạch đối với các địa phương dành diện tích đất cho sản xuất NNHC và vùng sản xuất lớn chuyên canh với các sản phẩm là thế mạnh của vùng, trong đó có sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Song song với đó, có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho tổ chức sản xuất hữu cơ về đất đai, vốn tín dụng để đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến và ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển NNHC…
NNHC là quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ nước tưới, đất không bị ô nhiễm, không sử dụng các vật tư đầu vào là phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng và các chất phụ gia trong chăn nuôi.
Tác giả: Thiên Tú
Nguồn: kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập805
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm792
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,637
  • Tổng lượt truy cập93,159,301
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây