Học tập đạo đức HCM

Vạn Phúc: Tái cơ cấu nông nghiệp đúng hướng

Thứ bảy - 10/10/2015 00:47
Với 2 mặt Đông và Bắc giáp sông Hồng, đồng đất Vạn Phúc (Thanh Trì - Hà Nội) phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp cho việc phát triển trồng rau, màu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ mạnh dạn xây dựng mô hình trang trại trồng cây có múi cho thu nhập cao, chuyển đổi cây trồng, khiến cho mùa màng bội thu.

“Sống chung” với cỏ

Đến thăm vườn cây chuyển đổi của ông Nguyễn Mậu Thắng ở thôn I, chúng tôi được thưởng lãm vườn cam canh chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2016. Cây nào cây ấy trĩu quả và xanh tốt, nhưng cỏ dưới gốc cây cũng không kém phần mượt mà như cam. Tôi đem điều thắc mắc này hỏi ông Thắng thì được biết, đây là kinh nghiệm ông học hỏi được từ Đan Mạch .

Ông Thắng tâm sự, con đường theo đuổi nghề vườn của ông đến khá sớm. Năm 2001, ông công tác ở Đoàn Thanh niên xã Vạn Phúc, được tham gia các lớp học IPM do Đan Mạch tổ chức. Sau khi học, ông Thắng đã áp dụng vào các khu vườn, trang trại của mình và ngày càng hoàn thiện hơn. Đặc biệt, năm 2012, ông được nước bạn Đan Mạch mời sang tham quan học tập. Tại đây, ông tận mắt nhìn  thấy cách chăm sóc vườn đặc biệt như đã nêu trên, cho cây trái sống chung với cỏ.   

Về điều lạ lùng này, ông Thắng giải thích, nếu phải làm cỏ rất tốn công lao động, nhất là các trang trại lớn phải thuê nhân công sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Trong khi đó, cỏ có tác dụng chống xói mòn, rửa trôi bề mặt của đất; điều hòa được nhiệt độ dưới gốc cây và chỉ cần tiêu tốn thêm một phần thức ăn nhỏ cho cỏ. Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh, cây trái trong vườn nhà ông xanh tốt, khỏe mạnh hơn các gia đình khác. Sau khi thử nghiệm thành công, ông Thắng không những phổ biến cho bà con trong vùng mà còn tổ chức các lớp học về cách chăm sóc cây trái, kinh nghiệm làm trang trại cho các tỉnh bạn.   

Hiện, ông có 2 trang trại trồng cây ăn quả ở cả 2 vùng Đông và Bắc của xã. “Sắp tới, tôi sẽ còn bổ sung thêm 200 gốc quất cảnh, mặt hàng này phải theo dõi  thường xuyên. Nếu thấy nhiều địa phương trồng thì mình phải trồng ít đi và cây phải đẹp hơn, có như vậy mới cạnh tranh được”, ông Thắng chia sẻ.

Nhờ đúc rút kinh nghiệm và đầu tư cho trang trại một cách khoa học, lợi nhuận từ các trang trại của ông Thắng ngày càng tăng và có tính ổn định. Nếu như thời gian đầu chỉ thu lãi 100 triệu đồng/trang trại/năm thì năm 2014 đã tăng gấp đôi, 400-500 triệu đồng/2 trang trại.   

Dồn ruộng làm giàu

Nhờ phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng rộng khắp trong xã mà công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở Vạn Phúc cũng khá thuận lợi, có nơi không phải vận động, bà con đã tự đổi ruộng cho nhau.

Trao đổi với chúng tôi, ông Chử Văn Hải, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Chúng tôi viết tin bài và đọc trên đài truyền thanh xã để tuyên truyền cho bà con. Sau đó, họp bàn với từng thôn xóm, thông báo cho các hộ biết ai chuyển đổi được thì đăng ký vào vùng sản xuất. Khi người dân đã đồng tình thì báo cáo về huyện xin chủ trương. Vì vậy, công tác DĐĐT ở Vạn Phúc diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Nếu như trước khi chuyển đổi, ruộng đất manh mún, bình quân 5,4 thửa/hộ thì  nay chỉ còn 1-2 thửa/hộ. Sau khi DĐĐT thành công, chúng tôi còn được huyện hỗ trợ cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; hỗ trợ 50% mua cây giống. Theo đó, từ năm 2014 đến nay đã nhận được 1,1tỷ đồng tiền hỗ trợ cây giống, xã đang tiếp tục lập hồ sơ xin hỗ trợ năm 2015”.

Ông Hải cho biết thêm, Vạn Phúc không trông chờ ỷ lại mà phát huy nội lực là chính. Theo đó, xã đã chỉ đạo 3 HTX chịu trách nhiệm cải tạo, nâng cấp mương máng nội đồng, tránh ngập úng và chủ động nước tưới cho nông dân. Từ nỗ lực này, huyện đã hỗ trợ cho xã nâng cấp trạm bơm từ 1 máy lên 2 máy, trị giá 1,7 tỷ đồng. Để đảm bảo cho trạm bơm vận hành tốt, huyện còn hỗ trợ cho xã hệ thống điện hạ thế kéo thẳng ra đồng, bà con chỉ việc dùng máy bơm bơm từ mương chính vào ruộng, nguồn kinh phí này huyện hỗ trợ một phần, nhân dân xã hội hóa một phần, Công ty Điện lực Thanh Trì hỗ trợ nhân công lắp đặt.

Như vậy là chỉ trong thời gian ngắn, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng; tổ chức, quy hoạch lại đồng ruộng một cách hợp lý, thu nhập của bà con đã tăng cao hơn nhiều so với làm rau truyền thống. Đây cũng là hướng đi đúng đắn của địa phương trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, nhân dân.

Theo Dương An Như/kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay26,306
  • Tháng hiện tại204,873
  • Tổng lượt truy cập90,268,266
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây