Học tập đạo đức HCM

Làm gì để hàng xuất khẩu Việt không chỉ là mắt xích nhỏ trong chuỗi sản xuất toàn cầu?

Chủ nhật - 23/04/2017 04:31
Xuất khẩu nhiều, nhưng giá trị gia tăng thu về ít đang là mặt trái của rất nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu đã tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Trong số này, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm nông sản, thủy sản đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2017, xuất  khẩu tăng trưởng tốt, khi kim ngạch xuất khẩu cả nước đã đạt 43,03 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ, trong đó, nhóm công nghiệp chế biến tăng trưởng 12,5%.

Xưởng sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Công ty may 10.
Xưởng sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Công ty may 10.

Tại Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam 2017 tổ chức ngày 20/4 tại Hà Nội, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, dù xuất khẩu đã tiến được những bước dài, nhưng mới chỉ gia tăng về số lượng, giá trị gia tăng thu về chưa tương xứng. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế, một số ngành phải phụ thuộc nhập khẩu.

Giá trị gia tăng một số ngành hàng xuất khẩu:

Điện tử gia dụng: 30-35%

Ô tô: 10-20%

Điện tử, tin học viễn thông: 15%

Điện tử, các ngành công nghiệp chế tạo cao: 5%\

Dệt may: 50-52%

Da giày: 40-45%

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)

Đơn cử, sản xuất hàng công nghiệp đóng góp xuất khẩu cao như dệt may, da giày, linh kiện điện thoại… đều phải nhập khẩu về gia công, lắp ráp. Với cách đi như vậy, những năm qua, nhiều ngành hàng xuất khẩu đã tham gia vào được chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, tạo được vị trí nhất định, nhưng mới dừng lại ở mắt xích nhỏ chứ chưa vươn lên thành “chốt” trong chuỗi sản xuất đó.

Để hàng xuất khẩu thành “chốt” trong chuỗi sản xuất

Ông Trần Thanh Hải dẫn chứng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng liên tục. Cà phê Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu, nhưng chỉ là xuất thô để các nước nhập khẩu về chế biến lại. Sau khi chế biến, ly cà phê bán ra thị trường giá 25.000 đồng, tuy Việt Nam có đóng góp trong chuỗi sản xuất, nhưng giá trị thu về chỉ 3.000 - 4.000 đồng. Điều này tương tự với tôm, hạt điều, khi xuất khẩu phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.

Với nguyên liệu điều, Việt Nam có thế mạnh, nhưng hiện nay, nguồn nguyên liệu đã vơi nhiều và gần 50% điều nguyên liệu phải nhập khẩu phục vụ chế biến. “Chúng ta đã tiến dần vào được chuỗi cung ứng toàn cầu, nhập khẩu về chế biến, nhưng khâu chế biến này chỉ ở mức giá trị gia tăng rất thấp”, ông Hải cho biết.

Đại diện cho 16 triệu hộ nông dân, ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam mang đến Diễn đàn khá nhiều trăn trở về câu chuyện nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản xuất khẩu, bởi giá trị của xuất khẩu chính là động lực cho những chủ thể tham gia sản xuất.

Là ngành có đóng góp lớn cho xuất khẩu cả nước và có sự chuyển biến khá rõ về nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiêp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng, ngành dệt may đã phát triển đúng định hướng là nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa đã được cải thiện rất rõ, nếu so với hơn chục năm về trước, đến năm 2016, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng lên gần 50%.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn TH đã chia sẻ về phát triển sản phẩm xuất khẩu. Ông Nguyễn Quang Phi Tín, Giám đốc Dự án TH cho biết, Tập đoàn đã có kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm xuất khẩu ngay từ ngày đầu tham gia đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, các dự án của TH đều án dụng các tiêu chuẩn sản xuất cao nhất: tiêu chuẩn  ISO 9001-2015, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn trồng trọt VietGAP, Global GAP, Organic…

Sự nhập cuộc của ngành dệt may, hay những doanh nghiệp như TH đã và đang từng bước gia tăng giá trị cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

Thế Hải
http://baodautu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay35,005
  • Tháng hiện tại681,333
  • Tổng lượt truy cập88,036,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây