Học tập đạo đức HCM

Nông sản oằn lưng gánh phí!

Thứ ba - 26/05/2015 21:27
Từ một nước mà ở thành phố lớn có những lúc phải "chạy ăn từng bữa", với công cuộc đổi mới, nước ta đã vươn lên thành một cường quốc xuất khẩu gạo. Nhưng có một thực tế, xuất khẩu nhiều nhưng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản vẫn yếu và đời sống người nông dân vẫn thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Không còn bần hàn túng quẫn, nhưng làm giàu từ xuất khẩu nông sản vẫn là giấc mơ của những người nông dân "một nắng hai sương".

So với một số quốc gia trong khu vực, giá nông sản của ta thường cao hơn từ 20% đến 50%, có khi cao gấp đôi hoặc hơn gấp đôi. Một trong những lý do để giá nông sản luôn cao là do trong sản xuất, người nông dân phải gánh quá nhiều khoản đóng góp. Theo điều tra mới đây của Viện Thị trường và giá cả (Bộ Tài chính), một hạt thóc nông dân sản xuất ra phải cõng hơn 100 khoản đóng góp. Các khoản này thường chia là 3 phần: Phần thuế nộp cho nhà nước theo quy định; phần dịch vụ của các hợp tác xã (chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thủy lợi, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) - các khoản phí dịch vụ này chiếm khoảng 38% đến 40%; các khoản phí mang tính xã hội (phí môi trường, điện, đường, đê điều, hỗ trợ người bị thiên tai…) - thường chiếm từ 25% đến 30% . Cùng với giá cả vật tư "leo thang", các khoản phí này tăng thêm "đầu vào" khiến giá cả nông sản tăng cao ngay cả khi được mùa. 

Không chỉ trồng trọt mà chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cũng vậy. Đầu vào ngày càng tăng, đầu ra không ổn định là vòng luẩn quẩn khiến đời sống nông dân không vượt lên được, mặc dù Nhà nước đã dành nhiều chính sách ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Các khoản phí quá nhiều và quá cao nên ngay cả những năm được mùa, một hộ nông dân khi bán hết lúa, mỗi sào thu về 1,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí chỉ còn lãi 100.000 đồng. Nửa năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" thu về được số tiền nhỏ như vậy, chi tiêu sẽ thế nào, chưa kể những năm thiên tai, mất mùa? Chính vì điều đó, không ít nông dân đã phải cho thuê ruộng, khi không ai thuê nữa thì bỏ ruộng. 

Chúng ta đã làm được nhiều việc, tháo gỡ nhiều khó khăn, bất hợp lý trong tiến trình phát triển, nhưng phần nhiều đối với các vùng đô thị, các doanh nghiệp công nghiệp, còn giá cả vật tư nông nghiệp, các khoản phí trong hợp tác xã nông nghiệp, các khoản đóng góp ở nông thôn... chưa được thật sự quan tâm. Nếu điều chỉnh các loại phí và giá cả vật tư nông nghiệp, tăng thêm thu nhập cho nông dân, giảm dần tình trạng bỏ ruộng, bỏ chuồng, bỏ ao hồ… thì không những làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng nông thôn mới... mà còn góp phần giảm sức ép dân số từ nông thôn lên thành thị, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp cho thành phố hiện nay.

 Tags: xuất khẩu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập874
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm865
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại96,232
  • Tổng lượt truy cập88,774,566
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây